Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Luật giá năm 2012: Quy định các mặt hàng Nhà nước có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, bình ổn giá
Ngày cập nhật 25/07/2012

Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 13 đã thông qua Luật Giá số 11/2012/QH13. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Luật Giá được chia thành 5 chương, 48 Điều, cụ thể: Chương I gồm 10 điều là những quy định chung; Chương II gồm 04 điều quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dung trong lĩnh vực giá; Chương III gồm 04 mục với 13 điều quy định hoạt động điều tiết giá của nhà nước; Chương IV 04 mục với 19 điều quy định về thẩm định giá; Chương V gồm 02 điều quy định về điều khoản thi hành.
Theo đó, nhà nước sẽ thực hiện bình ổn giá đối với các mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
    Cũng theo Luật Giá, Nhà nước định giá đối với: Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Và sẽ tiến hành định giá dưới hình thức:
Định mức giá cụ thể: Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; dịch vụ kết nối viễn thông; điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền.
Định khung giá và mức giá cụ thể đối với: Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước.
Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với: Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước; giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
Việc định giá của Nhà nước phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

Ngoài ra, Luật Giá còn quy định hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau: Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá; mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước; mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 

Lê Thị Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.330.492
Lượt truy cập hiện tại 9.243