Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính liên quan đến lao động, thương binh và xã hội
Ngày cập nhật 07/08/2020

Thủ tục hành chính cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

  1. Em Phương ở xã AN, huyện AL hỏi: Để được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

          Trả lời:

          Thủ tục hành chính cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

          - Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú (Phụ lục II);

          - Bản sao Giấy khai sinh;

          - Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú, bản sao giấy khai sinh phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

          - Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là người khuyết tật ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú, bản sao giấy khai sinh phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

          - Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú, bản sao giấy khai sinh phải bổ sung: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và Sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

          - Đối với học sinh, sinh viên người Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú, bản sao giấy khai sinh phải bổ sung: Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và Sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

          - Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú, bản sao giấy khai sinh phải bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

          - Đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài các giấy tờ trên phải bổ sung Giấy xác nhận ở lại trường (Phụ lục IV)

          - Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  2.Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.

     Như vậy, để  được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, em Phương phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

     Học sinh có phải đảm bảo điều kiện gì không khi xin cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?

  2. Anh Bảo ở xã HV, huyện NĐ hỏi : tôi được biết có chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Vậy, đối với chương trình này, học sinh có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc một trong những đối tượng sau:

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo người khuyết tật;

- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, thuộc hộ nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Như vậy, để được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì học sinh phải thuộc một trong những đối tượng quy định nêu trên.

Thủ tục hành chính chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

  3. Anh Hải ở tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Hồ sơ cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú (Phụ lục III)

- Bản sao giấy khai sinh.

- Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú và bản sao giấy khai phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu)

- Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là người khuyết tật, ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú và bản sao giấy khai sinh phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

- Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú và bản sao giấy khai sinh phải bổ sung: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

- Đối với học sinh, sinh viên người Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú và bản sao giấy khai sinh phải bổ sung: Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và Sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

- Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài đơn đề nghị cấp chính sách nội trú và bản sao giấy khai sinh phải bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).

- Đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài một số giấy tờ trên phải bổ sung Giấy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán (Plục V).

          - Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  2.Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30

     Như vậy, để  sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, anh Hải phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

  Để được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thì học sinh tham gia chương trình đào tạo có phải đảm bảo điều kiện gì không?

  4. Chị Quy sống tại xã AN, huyện AL, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thì học sinh tham gia chương trình đào tạo có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong những đối tượng sau:

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo người khuyết tật;

- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

  Như vậy, để được cấp chính sách nội trú cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thì học sinh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

  Thủ tục hành chính gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

5. Anh Huấn, nhân viên công Ty HL, đóng tại phường PB, thị xã HT, tỉnh TTTH hỏi: Việc gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

 - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: Không quy định

  3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ: Gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

     Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.    

     Như vậy, để gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp, anh Huấn phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

     Thủ tục hành chính cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ

  6. Chị Tuyết Anh ở phường AH, thành phố H hỏi: Để được cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

 - Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ;

- Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao “Bằng Tổ quốc công”;

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;

+ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;

+ Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.

     Như vậy, để được cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, chị Tuyết Anh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

     Thủ tục hành chính hỗ trợ người có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng

  7. Chị Nhơn sống tại phường PĐ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Tôi được biết người có công được hỗ trợ đi điều trị phục hồi chức năng.Vậy, để được hỗ trợ thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính hỗ trợ người có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị;

- Số theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.

Như vậy, để được hỗ trợ người có công đi điều trị phục hồi chức năng, chị Nhơn phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

  Thủ tục hành chính đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

  8. Anh Vinh ở phường AH, thành phố H hỏi: Tôi cùng một nhóm bạn thường tổ chức làm từ thiện. Nhằm phát triển hoạt động của nhóm, tôi muốn đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Vậy, để đăng ký, tôi cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký thành lập;

- Phương án thành lập cơ sở;

- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở;

- Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.

- Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.

- Bản sao các giấy tờ sau:

+ Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;

+ Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

     Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.

     Như vậy, để được đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, anh Vinh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập có phải đảm bảo điều kiện gì không?

9. Chị Thư đóng ở phường TL, thành phố H hỏi: Khi làm thủ tục để đề nghị đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập:

- Về tên của cơ sở: Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện: Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ theo quy định.

Như vậy, để đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

  Thủ tục hành chính đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

10. Anh Phong ở xã TH, thị xã HT, tỉnh TTH hỏi: Tôi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Vậy, để đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thành lập thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở;

- Bản photocopy đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.   Như vậy, để đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, anh Phong phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

     Thủ tục hành chính giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

11. Anh Minh ở tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Khi nộp hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở;

- Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;

- Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

- Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.   Như vậy, để giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, anh Minh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội

12. Chị Oanh tại phường TL, thành phố H hỏi: để được cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở;

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.   Như vậy, để được cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, chị Oanh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

  Để được cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở trợ giúp xã hội M có phải đảm bảo điều kiện gì không?

  13. Chị Hạnh, nhân viên cơ sở trợ giúp xã hội M đóng tại phường AH, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để được cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở trợ giúp xã hội M có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập, ngoài công lập đã được thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về DN.

- Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.

- Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 và Mục 1 Chương IV Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

     Như vậy, để được cấp giấy phép hoạt động, cơ sở trợ giúp xã hội M phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

     Thủ tục hành chính cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở giúp xã hội có giấy phép hoạt động

     14. Cơ sở trợ giúp xã hội S có sự thay đổi tên gọi và địa chỉ trụ sở. Do đó, Anh Tiến, nhân viên cơ sở trợ giúp xã hội S hỏi: Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian được cấp giấy phép là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở giúp xã hội có giấy phép hoạt động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;

- Giấy phép hoạt động;

- Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.    Như vậy, để điều chỉnh giấy phép hoạt động, anh Tiến phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Thủ tục hành chính tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện

  15. Chị Hương  là người giám hộ của bà Cúc và bà Cúc là đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, chị Hương hỏi: Hồ sơ tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;

- Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;

- Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 39 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 22 ngày làm việc tại UBND cấp xã; 10 ngày làm việc tại UBND cấp huyện và 07 ngày làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp xã và tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. Thời gian Tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 08h00 - 11h00 và Chiều từ 13h30 - 16h30.

Như vậy, để nộp hồ sơ tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện, chị ưoơHưoơnhưHHhhhHương phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Thủ tục hành chính tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện

16. Anh Văn ở phường VN, thành phố H hỏi:Để đề nghị tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện thì hồ sơ cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có)

  - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp Cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện.

Như vậy, để nộp hồ sơ tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện, anh Văn phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

Để làm hồ sơ tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?

17. Anh Sanh ở phường TH, thành phố H hỏi: Để làm hồ sơ tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

  Thủ tục hành chính tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện được ban hành kèm theo Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9  năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện như sau:

- Việc tiếp nhận các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động, trẻ em lang thang xin ăn (đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ) vào cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện theo thủ tục hành chính này.

- Đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại cần áp dụng biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em, do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện, giải quyết thì được thực hiện theo thủ tục hành chính “Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em” công bố tại Quyết định số 847/QĐ-LĐTBXH ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

          Như vậy, tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.497.679
Lượt truy cập hiện tại 4.004