Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày cập nhật 12/10/2021

1. Công ty xuất nhập khẩu thuốc lá Hana nhập khẩu lô hàng thuốc lá, quá trình nhập khẩu lô hàng này không đúng với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam. Hành vi này của công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức phạt tiền bao nhiêu?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 18 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

b) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá khi không có giấy phép nhập khẩu theo quy định;

b) Nhập khẩu số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá vượt quá chỉ tiêu nhập khẩu hằng năm đã được công bố;

c) Nhập khẩu thuốc lá với mục đích thương mại không đúng với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc bảo hộ tại Việt Nam.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 nêu trên, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 4 dưới đây;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 nêu trên;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 nêu trên.

Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của công ty xuất nhập khẩu thuốc lá Hana sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt là 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất số hàng thuốc lá vi phạm.

 2. Anh Trần Thành có hành vi mua bán tem thuốc lá trái phép. Hành vi này của anh Thành sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 19 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép tem thuốc lá.

2. Đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 nêu trên;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của anh Thành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

3. Công ty xuất nhập khẩu thuốc lá AN nhập khẩu lô thuốc lá với giá trị 50 triệu đồng. Công ty đã không dán tem nhập khẩu đối với lô thuốc lá nhập khẩu này. Hành vi của công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức xử phạt bao nhiêu?

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Điều 20 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Đối với hành vi không dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu với mục đích thương mại theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định từ điểm đ đến điểm k khoản 1 nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của công ty xuất nhập khẩu thuốc lá AN sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Ông Nguyễn Văn Sử kinh doanh thuốc lá sản xuất trong nước, lô hàng thuốc lá với trị giá 10 triệu đồng. Quá trình kinh doanh thuốc lá trong nước, ông Sử không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước. Hành vi này của ông Sử có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền bao nhiêu?

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Điều 21 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Đối với hành vi kinh doanh thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước hoặc dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước không đúng quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 nêu trên đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ điểm h đến điểm o khoản 1 nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước quy định tại khoản 2 nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Sử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

5. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại MK chuyên sản xuất thuốc lá. Công ty đã sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước trong năm vượt 15% sản lượng được phép sản xuất. Hành vi này của công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức xử phạt bao nhiêu?

 

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Điều 22 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Đối với hành vi sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước hàng năm vượt sản lượng được phép sản xuất, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại MK sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

6. Bà Lê Thị Hà mở cửa hàng tạp hóa nhỏ để buôn bán. Bà Hà có bán thuốc lá, bà Hà đã bán thuốc lá cho cháu Bi năm nay mới được 16 tuổi, để cháu hút. Hành vi của bà Hà có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức xử phạt bao nhiêu?

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Điều 23 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.

3. Phạt tiền từ 2.000 000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán hàng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;

b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;

c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 nêu trên;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 nêu trên.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của bà Hà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

7. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên AK, chuyên sản xuất thuốc lá trong nước. Quá trình tiêu hủy máy móc sản xuất thuốc lá bị hư hỏng của công ty thực hiện không đúng theo quy định. Hành vi của công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức xử phạt bao nhiêu?

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Điều 24 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thanh lý, tiêu hủy máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định;

b) Không tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá khi hết thời gian được phép tạm nhập theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá mà không có giấy phép sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán, thuê, cho thuê hoặc thực hiện các hình thức chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá không đúng quy định;

b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định hoặc sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu không có nguồn gốc hợp pháp.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 nêu trên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 nêu trên;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 nêu trên.

Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên AK sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.378.262
Lượt truy cập hiện tại 1.035