Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Kết quả 06 tháng đầu năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiệnmôi trường kinh doanh trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 07/06/2021

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2021, với quan điểm quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước, qua đó đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP

Về lĩnh vực xây dựng

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, kết quả:Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) “Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (quy định tại Điều 5, Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 18/2016/TT-BXD)” từ 20 ngày làm việc xuống 14 ngày làm việc (tỷ lệ 30%).

Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC “Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh (quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 24, điểm b Khoản 1 Điều 25, điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)” từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc (tỷ lệ 25%).

Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC “Thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh (quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP)” đối với thẩm định dự án/dự án điều chỉnh Nhóm B từ không quá 30 ngày làm việc xuống 25 ngày làm việc (tỷ lệ 16,67%), Nhóm C từ không quá 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc (tỷ lệ 25%).

Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC “Cấp phép xây dựng, bao gồm cấp phép xây dựng mới, cấp giấy phép xây dựng cóthời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời công trình” từ không quá 20 ngày (theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) xuống còn không quá 07 ngày làm việc (tỷ lệ 65%); riêng đối với trường hợp cần xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan thì thời gian giải quyết được rút ngắn còn 12 ngày làm việc (tỷ lệ 40%).

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 24/04/2021 về Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế; quy hoạch bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm ngành sản xuất...

Về lĩnh vực Tài nguyên môi trường

Tập trung chỉ đạo, giải quyết vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằngtạo quỹ đất sạch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện với mục tiêu tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, góp phần hỗ trợ các Nhà đầu tư sớm thực hiện các thủ tục liên quan, khởi công công trình, dự án đầu tư theo tiến độ được cấp. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Về lĩnh vực Tư pháp

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã tích cực thực hiện góp ý, thẩm định các dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đóđã ban hànhquy định một số chính sách hỗ trợ như: Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 về Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 về Quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 về Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định ban hành Quy định trình tự thủ tục thực hiện giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận để sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan các dự án, công trình do mình đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố giúp doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin pháp lý cũng như thông tin về chủ trương, chính sách thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của các Sở, Ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Sở cũng đã thực hiện  cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong năm 2021. Đã tổ chức biên soạn và giải đáp 100 tình huống liên quan đến quy định của pháp luật về đầu tư, sản xuất, kinh doanh để đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp - Chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh và đời sống xã hội. Qua đó, đã đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật (gồm Luật, Nghị định, Thông tư) nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội. Đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19, qua đó đã có các kiến nghị, đề xuất giải pháp cụ thể.

Tiếp tục thực hiện rà soát về chồng chéo pháp luật kinh doanh và đề xuất thêm hướng khắc phục đối với những chồng chéo trên địa bàn tỉnh.

Về công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được đề ra tại Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 29/05/2019 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để giảm chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1); nâng xếp hạng chỉ số B1; chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng (Chỉ số A9), chỉ số Phá sản doanh nghiệp (Chỉ số A10); tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và địa phương kiểm tra, giải quyết và trả lời đơn liên quan đến:tranh chấp đất đai giữa bà Phạm Thị Thủy và bà Trương thị Nữ tại địa bàn huyện Phú Lộc, tranh chấp ranh giới đất đai liên quan đến trụ sở Ngân hàng nhà nước Thừa Thiên Huế.

Về công tác giám sát kiểm tra, phòng ngừa tham nhũng: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 10/05/2021 về việc thực hiện Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực tham nhũng lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đó, đảm bảo 100% hồ sơ khiếu nại của cá nhân, tổ chức giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Đảm bảo “không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp; giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kể cả thanh tra chuyên ngành; đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp, tỉnh không đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2021 đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ; các cuộc thanh tra thực hiện theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt, nội dung thanh tra giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; chỉ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng; nhằm phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực tham nhũng lãng phí.

          Thực hiện Chương trình chuyển đổi số Quốc gia

UBND tỉnh đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với 10 dịch vụ đô thị thông minh. Hệ thống có chức năng tiếp nhận phản ánh, theo dõi xử lý tất cả các vấn đề của người dân thông qua các công cụ chính: Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh; ứng dụng di động đô thị thông minh Hue-S; mạng xã hội Facebook, Zalo; đường dây nóng. Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với các trang thiết bị hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến…đã góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển thông minh và bền vững.

Trong thời gian sắp đến, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện và công bố Kiến trúc số của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các nền tảng số quan trọng như: Nền tảng kết nối dịch vụ số hóa; Nền tảng định danh điện tử; Nền tảng Internet vạn vật (IoT); Nền tảng phân tích dữ liệu lớn (Big Data); Nền tảng trí tuệ nhân tạo; Nền tảng chuỗi khối (blockchain).

Tổ chức thành công Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế năm 2021 từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/2021: tiếp tục tiến hành các hoạt động triển khai chuyển đổi số một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực trọng điểm của tỉnh, góp phần thúc đẩy thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các ngành, các lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và nền kinh tế khu vực, cả nước nói chung. Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021 là dịp để các cơ quan, các hiệp hội, các doanh nghiệp của các địa phương gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực, trọng tâm của năm 2021 là các lĩnh vực đầu tư, du lịch, y tế, giáo dục và dịch vụ hành chính công.

Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu được đề ra tại Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh về Phát triển thương mại điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025, trong đó: tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh trực tuyến (hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia và đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Thế giới), hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh (cung cấp miễn phí dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh)...

Triển khai thực hiện các Quyết định, Nghị quyết và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam, ngày 04/01/2021 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc triển khai nền tảng Hue-S, liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021; thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công của Tỉnh (đến nay, tỉnh đã triển khai thành công giải pháp thanh toán điện tử trên ứng dụng Hue-S).

          Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19

Các Sở, Ban, ngành, địa phương triển khai áp dụng việc hỗ trợ giảm mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định.

Tăng cường công tác phổ biến, cập nhật và hướng dẫn thực hiện các quy định, chính sách pháp luật mới (đặc biệt là các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19) như: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới (Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh, Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh); Chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh); Chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ (Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh)… cho các nhóm đối tượng có liên quan thông qua các hình thức trực tiếp, qua Website, mạng xã hội, hội thảo, hội nghị…

Thực hiện và duy trì Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và một số chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng Thương mại tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, cụ thể: giảm lãi suất cho vay khoảng 2-3% năm so với trước khi thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp (du lịch dịch vụ, vận tải,…)  khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn địch phát triển sản xuất kinh doanh.

6 tháng cuối năm 2021, các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, công khai minh bạch thông tin; tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, minh bạch; bám sát các mục tiêu và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2021. Các Sở, Ban, ngành và địa phương tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, tập trung việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực: nộp thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh.Hoàn thiện việc xây dựng Quy chế hỗ trợ cấp Thẻ điện tử thông tin doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua việc hoàn thiện và nâng cấp Hệ thống thông tin doanh nghiệp, hướng đến hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dịch vụ công (cắt giảm những thành phần hồ sơ đã có trong dữ liệu Thẻ). Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; .... Tập trung hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có đơn vị kinh doanh hạ tầng, hỗ trợ nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử theo Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 08/04/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế; triển khai có hiệu quả quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.352.912
Lượt truy cập hiện tại 25.257