Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Ngày cập nhật 11/08/2020

Giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành  chính trong phòng cháy, chữa cháy

Biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

1. Cơ quan C có trang bị về nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, các biển báo, biển chỉ dẫn đã cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Khoản 1, khoản 5 Điều 27 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;

c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b khoản 1 nêu trên.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Căn cứ quy định trên, hành vi để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn của cơ quan C bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Hành vi không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình bị xử phạt như thế nào?

2. Qua kiểm tra về công tác phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp A, Đoàn kiểm tra đã nêu rõ: Doanh nghiệp A không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình. Doanh nghiệp A đề nghị cho biết, đối với hành vi này thì bị xử phạt như thế nào?

Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định như sau:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

2. Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình;

4. Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, đối với hành vi không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình của doanh nghiệp A bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Trường hợp có hành vi vi phạm về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thì có bị xử phạt hành chính không?

3. Anh Hùng là chủ một khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Anh vừa nhận được quyết định của cơ quan chức năng về kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy đối với khách sạn do anh làm chủ. Anh Hùng hỏi: Trường hợp có hành vi vi phạm về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thì có bị xử phạt hành chính không?

Điều 28 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

b) Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;

c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trường hợp vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thì bị xử phạt như trên.

Trường hợp không báo cáo về công tác phòng cháy, chữa cháy thì có bị xử phạt không?

4. Anh Khánh là cán bộ phụ trách công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ quan B. Vừa qua, người của cơ quan Công an có nhắc nhở anh về việc báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy. Anh Khánh hỏi: Trường hợp không báo cáo về công tác này thì có bị xử phạt không?

Điều 29 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy;

b) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

c) Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy.

3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, trường hợp không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, đối với tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 (hai) lần mức phạt này.

Hành vi sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?

5. Doanh nghiệp K có nhập một số hóa chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các hóa chất này có tính chất dễ gây cháy, nổ. Vừa qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với doanh nghiệp K và đã lập biên bản về hành vi sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định. Doanh nghiệp K đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 30 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, nêu rõ: Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 nêu trên.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 nêu trên;

b) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 3 nêu trên.

8. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp K có hành vi sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

Hành vi không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định bị xử phạt hành chính như thế nào?

6. Doanh nghiệp H sản xuất, gia công hàng dệt may. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy nêu rõ: Cơ sở sản xuất của doanh nghiệp H không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định. Hành vi này bị xử phạt hành chính như thế nào?

Khoản 1, khoản 7 Điều 31 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;

b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.

2. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp H có hành vi không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hành vi thực hiện san, chiết ga mà không có giấy phép bị xử phạt hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?

7. Chị Hạnh cho biết, gần khu vực chị đang sinh sống có trường hợp một cơ sở kinh doanh thực hiện san, chiết ga mà không có giấy phép. Trường hợp này bị xử phạt hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 3, khoản 5 và 7 Điều 31 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;

b) San, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi nêu trên.

3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 4  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP  nêu rõ: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên thì hành vi san, chiết ga không có giấy phép bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và từ tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.

8. Anh Phong cho biết, anh chuyên vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Vừa qua, anh làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và đã thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau đó anh vẫn nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Anh đề nghị cho biết, việc xử phạt đối với hành vi trên có đúng không?

Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Làm hư hỏng giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

2. Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

3. Không bóc, gỡ biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển;

4. Làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định trên, hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Có được phép chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không?

9. Anh Quang chuyên lái xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Anh đề nghị cho biết, trong một số trường hợp cần thiết, anh có thể chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không?

Khoản 3, khoản 8 Điều 32 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định trên, hành vi chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ là không được phép và nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân).

Hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt bao nhiêu tiền?

10. Anh Thanh vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, anh đã báo cáo về việc bị mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, anh Thanh vẫn bị lập biên bản về hành vi vi phạm này. Anh đề nghị cho biết, hành vi trên bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4, khoản 8 Điều 32 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định trong giấy phép;

b) Không niêm yết biểu trưng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển;

c) Không chấp hành các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;

d) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

e) Làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định trên, hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Hành vi sử dụng điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm bị xử phạt hành chính như thế nào?

11. Chị Lan đi xe máy vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Quốc lộ 1. Vào thời điểm này thì có người gọi điện thoại đến và chị lấy điện thoại trong túi xách ra nghe. Hành vi này của chị Lan bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;

b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 nêu trên, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định trên, hành vi sử dung điện thoại di động tại cây xăng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.476.532
Lượt truy cập hiện tại 27.417