Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hương Thủy: Tiếp tục tập huấn Đề án 452 và chuẩn tiếp cận pháp luật
Ngày cập nhật 19/06/2018

Ngày14,15/6, Sở Tư pháp phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã Hương Thủy tổ chức tập huấn Đề án 452 và chuẩn tiếp cận pháp luật cho Tổ trưởng dân phố, thôn trưởng, tuyên truyền viên, hòa giải viên.

 

Tại Hội nghị tập huấn, đồng chí Phan Bá Mỹ, Trưởng phòng phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp đã giới thiệu khái quát về Quyết định số 452/QĐ-BTP, ngày 11/3/2015 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho các bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 452); giới thiệu tóm tắt Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị của con người, đồng thời đi sâu phân tích, liên hệ thực tiễn những nội dung cơ bản về quyền dân sự, chính trị của phụ nữ trong các Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Ngày nay, quyền của phụ nữ được thừa nhận và trân trọng trên toàn thế giới; Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những nước có hệ thống chính sách và pháp luật bình đẳng giới tiến bộ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kể cả các nước phát triển.                   

                       

Tổ trưởng, thôn trưởng, các tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở còn được nghe đ/c Nguyễn Thị Đào, Phó phòng PBGDPL Sở Tư pháp giới thiệu khái quát nội dung quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng xã, phường đạt chuẩn triếp cận pháp luật nhất là việc chấm điểm, đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật…

Đặc biệt trong chương trình tập huấn này đồng chí Phan Văn Quả, Phó giám đốc Sở Tư pháp đã dành thời gian cần thiết để phổ biến về quyền tiếp cận thông tin của con người, của công dân đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới  về nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin của Việt Nam được quy định cụ thể bằng Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 06/4/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Đây là luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, đồng chí còn hướng dẫn về kỹ năng xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; một số vấn đề cần lưu ý về xử phạt vi phạm hành chính; quán triệt Công văn số 930-CV/TW ngày 27/4/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về các hoạt động bất hợp pháp của „Hội thánh Đức chúa trời“; Thông tin tình hình ở một số tỉnh, thành phố để xảy ra tình trạng một bộ phận người dân tụ tập đông người, kéo xuống đường gây ách tắt giao thông và có những hành động quá khích phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong các ngày 10-11/6/2018 và lời kêu gọi của Quốc hội „Kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận là luôn lắng nghe ý kiến của người dân“

Những nội dung nêu trên được các Báo cáo viên chắt lọc, giới thiệu rất ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu làm cơ sở để các tuyên truyền viên, hòa giải viên, tổ trưởng, thôn trưởng làm cơ sở tiếp tục phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân./.      

Trương Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.363.274
Lượt truy cập hiện tại 2.031