Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014
Ngày cập nhật 19/01/2022

Ngày 14/01/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Công chứng bằng hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, các đại biểu tham dự Hội nghị, gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp và công chứng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp; đại diện Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Chấp hành Hội Công chứng viên tỉnh; các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị.

 

Hội nghị đã nghe Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014 và các tham luận, ý kiến thảo luận về các vấn đề: Kết quả, hạn chế, vướng mắc, đề xuất trong công tác quản lý nhà nước về công chứng; vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong tổ chức và hoạt động công chứng; vai trò của công chứng trong hoạt động của Ngân hàng; một số vấn đề về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng,…

Theo Báo cáo, Luật Công chứng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả cụ thể, tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, giá trị sử dụng bản dịch, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại và góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng công chứng viên được coi trọng và đạt kết quả. Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 2.782 công chứng viên (gồm 383 công chứng viên của Phòng Công chứng và 2.399 công chứng viên của Văn phòng công chứng). So với thời điểm thực hiện Luật Công chứng năm 2006 tăng 2.157 người. Các công chứng viên được bổ nhiệm theo Luật Công chứng năm 2014 đều có trình độ cử nhân luật trở lên; đều qua đào tạo, bồi dưỡng, tập sự nghề công chứng và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Việc hành nghề của các công chứng viên cơ bản bảo đảm tuân thủ pháp luật. Số lượng TCHNCC tiếp tục phát triển. Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 1.151 TCHNCC, trong đó có 120 Phòng công chứng và 1.031 Văn phòng công chứng. So với thời điểm thực hiện Luật Công chứng năm 2006 tăng 526 tổ chức (tăng gần 02 lần: Thực hiện Luật Công chứng năm 2006, cả nước có 625 TCHNCC). Vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Số lượng và tính chất giao dịch công chứng ngày càng tăng và đa dạng. Trong 05 năm thi hành Luật Công chứng, các TCHNCC trên cả nước đã công chứng được hơn 27 triệu việc; chứng thực chữ ký giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 52 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng gần 8,5 nghìn tỷ đồng; phí chứng thực thu được gần 346 tỷ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được gần 1,4 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước khoảng gần 1,7 nghìn tỷ đồng. Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, đa số các văn bản công chứng đều bảo đảm an toàn pháp lý. Số lượng vụ việc phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khá thấp. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khoảng hơn 12 tỷ đồng. Nhiều địa phương không có trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vấn đề khó khăn, hạn chế, như: số lượng công chứng viên tăng nhanh nhưng chất lượng đội ngũ công chứng viên và người được giao làm nhiệm vụ công chứng chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Việc phân bổ các Văn phòng công chứng không gắn với địa bàn dân cư, hầu hết tập trung tại tại những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các Văn phòng công chứng dù hoạt động theo loại hình công ty hợp danh nhưng trên thực tế có không ít Văn phòng công chứng chỉ có 01 công chứng viên hành nghề thực tế, công chứng viên hợp danh còn lại thực chất là “đi thuê”; tổ chức của một số Văn phòng công chứng còn thiếu tính ổn định, bền vững. Chất lượng hoạt động hành nghề công chứng còn có những sai sót, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; một bộ phận công chứng viên chưa tuân thủ  đạo đức nghề nghiệp, còn có hiện tượng công chứng viên cố ý làm trái, không đúng trình tự, thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận gây ảnh hưởng đến uy tín của nghề công chứng trong xã hội. việc ứng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng còn chưa tương xứng với sự phát triển của nghề công chứng, chưa theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, thiếu sự liên kết, tích hợp giữa cơ sở dữ liệu công chứng với các dữ liệu của các ngành có liên quan. việc phân định công chứng - chứng thực chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động,…

Trên cơ sở đó, Hội nghị đề ra những giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài. Trong đó, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa dự án Luật Công chứng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 - 2024 với một số nội dung lớn cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, đề nghị sửa đổi các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật khác có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc đổi mới và phát triển nghề công chứng.

Đến nay, Thừa Thiên Huế có 11 tổ chức hành nghề công chứng với 25 công chứng viên, trong đó, có 02 Phòng Công chứng; 09 Văn phòng công chứng. Hội Công chứng viên tỉnh được thành lập và đã qua 02 lần Đại hội: Nhiệm kỳ 2016-2021 và nhiệm kỳ 2021-2024. Năm 2015 các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện 16.793 hợp đồng, giao dịch; đến năm 2019 đã thực hiện 32.134 hợp đồng giao dịch (tăng 91%); năm 2020 thực hiện 28.577 hợp đồng, giao dịch; năm 2021 thực hiện 50.643 công chứng hợp đồng, giao dịch (tăng 77,2% so với năm 2020).

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.518.109
Lượt truy cập hiện tại 15.219