|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
THỪA THIÊN HUẾ TRIỂN KHAI BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Ngày cập nhật 21/03/2016
Ngày 18 tháng 3 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Có 150 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hai bộ luật này. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11. Bộ luật dân sự năm 2015 bảo đảm mục tiêu thực sự là bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 (trừ các quy định có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017). Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đẩy mạnh và coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt động xét xử.
Nhằm triển khai, phổ biến có trọng tâm các quy định trong hai bộ luật trên, các Báo cáo viên đã nhấn mạnh đến những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự, nhận được sự quan tâm của các đại biểu.
Hội nghị góp phần triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự; bảo đảm lộ trình để thực hiện các bộ luật này thống nhất, đầy đủ, đồng bộ ngay sau khi có hiệu lực thi hành. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.352.024 Lượt truy cập hiện tại 24.630
|
|