Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp tình huống về quy định của pháp luật về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Ngày cập nhật 18/04/2022

1. Bà Nguyễn Thanh Trúc hiện là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T. Vừa qua, bà được cơ quan có thẩm quyền mời tham gia vàoHội đồng thi hành án tử hình. Bà muốn biết bà có được hưởng chế độ, chính sách dành cho người tham gia vào Hội đồng thi hành án tử hình không?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 3Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độcquy định chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình như sau:

1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.

3. Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.

Căn cứ quy định nêu trên, bà Trúc tham gia Hội đồng thi hành án tử hình sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.

 

2. Con trai của ông Nguyễn Văn X. phạm tội giết người và bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Ông X. muốn biết với hình thức tử hình này, con trai của ông sẽ bị tiêm loại thuốc nào?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 4Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:

1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:

a) Thuốc làm mất tri giác;

b) Thuốc làm liệt hệ vận động;

c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.

3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.

4. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định nêu trên, con trai của ông Nguyễn Văn X. sẽ bị tiêm một liều thuốc gồm 3 loại: thuốc làm mất tri giác; thuốc làm liệt hệ vận động và  thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

 

3. Anh Lê Văn T. (nhà báo) được Tòa soạn nơi anh công tác phân công nhiệm vụ đưa tin về quá trình xét xử một vụ án trọng điểm tại địa phương. Tại vụ án nêu trên, bị cáo đã bị Tòa án tuyên án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Anh T. muốn hỏi, với hình thức tử hình này thì cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện gồm những gì?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 5Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:

1. Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

2. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:

a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;

b) Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;

c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;

d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;

đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.

Như vậy, thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốcsẽ được trang bị cơ sở vật chất và chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện sử dụng như trên.

 

4. Chị Trần Thị V. có người thân là cán bộ tham gia trực tiếp việc thực hiện tử hình bằng thuốc độc. Chị hỏi: thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện theo quy trình như thếnào?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 6Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:

1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định này.

2. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Như vậy, thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độcsẽ được thực hiện theoquy trình như trên.

 

5. Ông Đinh Quang Thảo là cán bộ công an tỉnh T. Vừa qua, ông được điều động đến công tác tại bộ phận thi hành án hình sự. Ông muốn biết trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnhvề thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định như thế nào?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 9Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh như sau:

1. Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án, dự toán kinh phí và phân công nhiệm vụ, tổ chức, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất khác bảo đảm tuyệt đối an toàn cho việc thi hành án tử hình.

3. Lập Đội thi hành án tử hình làm nhiệm vụ trực tiếp thi hành án tử hình gồm Đội trưởng, bác sĩ pháp y và các Tổ: áp giải, xác định tĩnh mạch, pha thuốc, ấn nút, điều khiển máy tiêm thuốc.

4. Tiếp nhận người bị thi hành án tử hình do trại tạm giam bàn giao để áp giải đến địa điểm thi hành án.

5. Thực hiện các thủ tục giải quyết cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt của người bị thi hành án tử hình về địa phương mai táng (về nước mai táng nếu người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài).

6. Làm các thủ tục đưa tử thi vào bảo quản tại bệnh viện hoặc công ty mai táng trong trường hợp cơ quan thi hành án hình sự chưa có nơi lưu giữ.

7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã làm thủ tục khai tử; tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ và đặt bia trên mộ của người bị thi hành án tử hình; thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết.

8. Phối hợp với cơ quan chức năng về ngoại giao, biên phòng, y tế… làm thủ tục đưa tử thi, tro cốt, hài cốt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

9. Báo cáo kết quả thi hành án tử hình cho Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an.

10. Quản lý, lưu giữ, bảo quản hồ sơ thi hành án tử hình theo quy định.

11. Thực hiện các quy định khác về thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ theo quy định nêu trên.

 

6. Chị Phan Thu Hồng là cán bộ của trại tạm giam tỉnh S. Chị được cấp trên phân công phụ trách thực hiện các thủ tục về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đối với người bị kết án tử hình bị giam giữ tại đây. Chị muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Trại tạm giam?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều11Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình như sau:

1. Chuẩn bị các điều kiện và nơi làm việc theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Bàn giao người bị thi hành án tử hình cho Đội thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.

3. Tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống (được hưởng bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam), viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng.

4. Bàn giao cho gia đình thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền mà người bị thi hành án tử hình gửi lại trong thời gian bị giam giữ (nếu có).

5. Bàn giao hồ sơ của người bị thi hành án tử hình theo quy định.

Như vậy, Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình phải thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm mà pháp luật đã quy định nêu trên.

 

7. Anh Lê Bá Hùng vừa được điều động về công tác tại Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Sắp đến anh được phân công tham gia vào Hội đồng thi hành án tử hình. Anh muốn biết pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trongthi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 13Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu như sau:

1. Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch, phương án, dự toán kinh phí và phân công nhiệm vụ, tổ chức, điều động, bố trí lực lượng, phương tiện cơ sở vật chất khác bảo đảm tuyệt đối an toàn cho việc thi hành án tử hình.

3. Lập Đội thi hành án tử hình làm nhiệm vụ trực tiếp thi hành án tử hình gồm Đội trưởng, bác sĩ pháp y và các Tổ: áp giải, xác định tĩnh mạch, pha thuốc, ấn nút, điều khiển máy tiêm thuốc.

4. Tiếp nhận người bị thi hành án tử hình do trại tạm giam bàn giao để áp giải đến địa điểm thi hành án.

5. Thực hiện các thủ tục giải quyết cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt của người bị thi hành án tử hình về địa phương mai táng (về nước mai táng nếu người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài).

6. Làm các thủ tục đưa tử thi vào bảo quản tại bệnh viện hoặc công ty mai táng trong trường hợp cơ quan thi hành án hình sự chưa có nơi lưu giữ.

7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã làm thủ tục khai tử; tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ và đặt bia trên mộ của người bị thi hành án tử hình; thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết.

8. Phối hợp với cơ quan chức năng về ngoại giao, biên phòng, y tế… làm thủ tục đưa tử thi, tro cốt, hài cốt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

9. Báo cáo kết quả thi hành án tử hình cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

10. Quản lý, lưu giữ, bảo quản hồ sơ thi hành án tử hình theo quy định.

11. Thực hiện các quy định khác về thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm mà pháp luật đã quy định nêu trên.

 

8. Anh Đặng Hữu Nam được biết, trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình. Anh muốn biết ngoài nhiệm vụ trên, Bộ Công an còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nào nữa hay không?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 15Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Bộ Công an như sau:

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án tử hình.

2. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng bảo đảm công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho các đối tượng bị kết án tử hình do Bộ Quốc phòng quản lý.

4. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi hành án tử hình.

5. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.

6. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.

7. Lập dự toán kinh phí để đảm bảo cho công tác thi hành án tử hình trong Công an nhân dân.

8. Chỉ đạo Công an các cấp thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và tổng kết về thi hành án tử hình.

9. Tổng kết, báo cáo, thống kê nhà nước về thi hành án tử hình.

Như vậy, ngoài nhiệm vụ mà anh Nam đã biết, Bộ Công an còn thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm khác mà pháp luật đã quy định nêu trên.

 

9. Qua báo chí, bà Trần Ngọc Trân (cán bộ hưu trí của Bộ Quốc phòng) được biết về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Bà hỏi, ngoài Bộ Công an, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp và một số cơ quan liên quan thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hay không?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 16Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:

1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc trong Quân đội nhân dân.

2. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.

3. Phối hợp với Bộ Công an bảo đảm công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho các đối tượng bị kết án tử hình do Bộ Quốc phòng quản lý.

4. Chỉ đạo cấp quân khu, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi hành án tử hình.

5. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.

6. Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.

7. Lập dự toán kinh phí để bảo đảm cho công tác thi hành án tử hình trong Quân đội nhân dân.

8. Phối hợp với Bộ Công an trong việc báo cáo, thống kê và tổng kết công tác thi hành án tử hình.

Như vậy, Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm mà pháp luật đã quy định nêu trên.

 

10. Chị Văn Thị Cẩm Vân là công chức đang công tác tại Bộ Y tế. Chị muốn hỏi trách nhiệm của Bộ Y tế về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gồm những gì?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 17Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:

1. Bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục thuốc, liều lượng thuốc sử dụng, quy trình sử dụng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.

2. Chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ, bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế phối hợp với Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam của Bộ Công an, Cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành y tế có liên quan đến việc thi hành án tử hình cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án tử hình.

3. Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với tử thi, tro cốt, hài cốt người đã bị thi hành án tử hình (nếu cần).

4. Chỉ đạo các bệnh viện thuộc ngành y tế:

a) Cử bác sĩ hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình;

b) Tiếp nhận, bảo quản tử thi người bị thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự chuyển đến.

Như vậy, Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm mà pháp luật đã quy định nêu trên.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 3.517