Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp một số tình huống thủ tục hành chính về giám định tư pháp
Ngày cập nhật 18/04/2022

1. Chị Lê Thị Hoàng công tác tại cơ quan S thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, hỏi: Trình tự thủ tục và hồ sơ cấp lại thẻ giám định viên tư pháp như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định:

1. Trình tự thực hiện như sau:       

Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thành phần hồ sơ:

-  Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp (theo mẫu).Trường hợp thẻ bị mất hoặc có thay đổi nội dung ghi trên thẻ thì đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị chủ quản.

- Thẻ giám định viên tư pháp đang sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ; thẻ giám định viên tư pháp trong trường hợp thẻ cũ bị hỏng;

- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Trên đây là trình tự thủ tục, hồ sơ cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, chị Hoàng nghiên cứu để biết, thực hiện.

2. Ông Nguyễn Hữu Lâm dự định thành lập Văn phòng giám định tư pháp tại Thừa Thiên Huế. Ông hỏi, sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp thì phải đăng ký hoạt động như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện  

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động.

- Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

- Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp.

- Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp, ông Lâm tham khảo, nghiên cứu để biết, thực hiện.

3. Bà Trịnh Lan Lê đang làm việc tại Thừa Thiên Huế, hỏi: Trường hợp Văn phòng giám định tư pháp thay đổi trụ sở thì thủ tục đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viên hợp danh, Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động kèm theo Giấy đăng ký hoạt động cũ đến Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp xin thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động; Giấy đăng ký hoạt động cũ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Trên đây là thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Lê tham khảo, nghiên cứu để biết, thực hiện.

4. Chị Hồ Thị Nguyệt Lan cư trú tại thành phố Huế, đề nghị cho biết, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp bị hư hỏng thì có được cấp lại không? Thủ tục như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động và chứng minh về việc Giấy đăng ký hoạt động đã bị hư hỏng hoặc bị mất.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

 Như vậy, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp bị hư hỏng thì được cấp lại theo thủ tục như trên.

5. Ông Võ Minh Sang đã có 5 năm làm Giám định viên tư pháp và là công chức cơ quan S. Ông đề nghị cho biết, tôi muốn thành lập Văn phòng giám định tư pháp tại Thừa Thiên Huế thì phải có điều kiện như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như sau:

 Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng; 

+ Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp, cụ thể: Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

Như vậy, để thành lập Văn phòng giám định tư pháp, ông Sang phải bảo đảm các điều kiện như trên. Hiện tại, ông đang là công chức thì không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

6. Bà Bùi Thu Phương, trú tại thành phố Huế hỏi: Trình tự thực hiện, hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp tại Thừa Thiên Huế được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện       

Giám định viên tư pháp muốn thành lập Văn phòng giám định tư pháp nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp tại Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin phép thành lập;       

- Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;

- Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

- Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, việc cấp phép thành lập văn phòng giám định tư pháp được thực hiện theo trình tự nêu trên; hồ sơ gồm các giấy tờ như đã viện dẫn.

7. Ông Nguyễn Minh Quang đề nghị cho biết, trình tự thủ tục, hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp tại Thừa Thiên Huế được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện:

Văn phòng giám định tư pháp thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định phải có đơn gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng giám định tư pháp đã đăng ký hoạt động kèm theo đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP  của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp xin thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định. Trường hợp không cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thay đổi, bổ sunglĩnh vực giám định, Văn phòng giám định tư pháp thực hiện đăng ký nội dung thay đổi, bổ sung tại Sở Tư pháp; quá thời hạn nêu trên, Văn phòng giám định tư pháp không thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định thì quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định hết hiệu lực.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 Trên đây là quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ giải quyết thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp của tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Quang nghiên cứu để biết, thực hiện.

8. Ông Hồ Văn Bình hỏi, Văn phòng giám định tư pháp hiện đang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, nay Văn phòng có thêm 01 giám định viên tư pháp dự định tham gia thành lập, hoạt động thì Văn phòng có thể chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình công ty hợp danh được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung; chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện                

Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Văn phòng giám định tư pháp, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký, Văn phòng phải có đơn đăng ký hoạt động, bản sao quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn) hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

3. Thành phần hồ sơ:Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp gồm có:

-  Đơn đề nghị chuyển đổi;

- Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng;

- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

- Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 Như vậy, Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh thì được phép thực hiện và thủ tục thực hiện theo quy định như trên.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 3.804