Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 24/02/2021

Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, đồng thời để triển khai có hiệu quả “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2018 – 2022”, đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí, thành phần đánh giá kết quả xếp hạng chỉ số Cải cách hành chính của tỉnh, ngày 27 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 838/UBND-TĐKT về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm 10 giải pháp cụ thể như sau:

 

Một là, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn của Sở Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Hai là, quan tâm kiện toàn tổ chức, bố trí, sắp xếp hợp lý biên chế đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực tốt công tác pháp chế nói chung và theo dõi thi hành pháp luật. Bố trí đủ kinh phí hàng năm và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp.

Ba là, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Xác định rõ cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật; cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội; tăng cường thiết chế theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật để đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật.

Bốn là, chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trên cơ sở bám sát nội dung các văn bản có liên quan của cấp trên và thực tiễn thi hành pháp luật tại cơ quan, địa phương; xác định lĩnh vực trọng tâm để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện; đảm bảo sự phù hợp về lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành, địa phương và kế hoạch chung của tỉnh.

Chú trọng công tác hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện các Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý không ban hành hoặc ban hành chậm văn bản để tổ chức triển khai thực hiện.

Năm là, bám sát các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại các kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, chú trong triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, thực chất và có hiệu quả các hoạt động về kiểm tra, điều tra, khảo sát; thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật tại ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý.

Sáu là, tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết trên tất cả các lĩnh vực kịp thời, đầy đủ nhằm nhanh chóng đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản không còn phù hợp hoặc có mâu thuẩn, chồng chéo.

Bảy là, chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị “nóng” về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý của sở, ngành, địa phương.

Tám là, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về (Sở Tư pháp) để tổng hợp, tham mưu xây dựng báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo nội dung, biểu mẫu và thời hạn theo quy định của Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.

Chín là, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Mười là, tổ chức triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao nêu tại Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 14/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2018 - 2022”.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế nghiêm túc triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.325.538
Lượt truy cập hiện tại 4.621