|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ngày cập nhật 30/11/2011 Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng cũng như bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm. Các luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011.
1. Quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Luật) gồm 6 chương 51 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật quy định người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản, trong đó có các quyền quan trọng, như: được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết... Đồng thời, người tiêu dùng phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ; thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn,... Quy định này buộc người tiêu dùng có nghĩa vụ đảm bảo và tạo điều kiện cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để tạo cơ sở pháp lý cho người tiêu dùng được bảo vệ đầy đủ, đồng thời ràng buộc chặt chẽ hơn các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Luật quy định chi tiết các hành vi bị cấm, như: cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện những hành vi như lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che dấu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về uy tín, khả năng kinh doanh; quấy rối thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên…
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng, các quy định tập trung vào vấn đề trách nhiệm bảo hành hàng hóa và thu hồi hàng hóa có khuyết tật, bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra cho người tiêu dùng. Điểm mới quan trọng của Luật là quy định về trách nhiệm ràng buộc đối với bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Bên thứ ba có thể là những đơn vị truyền thông quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của tổ Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.486.525 Lượt truy cập hiện tại 33.856
|
|