Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định pháp luật đối với người sử dụng lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
Ngày cập nhật 05/03/2012

Chị Nguyễn Phương Lan trú tại phường Hương Long, thành phố Huế hỏi: Lao động nữ có được làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
 
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân có quyền lao động. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, lao động nữ được quyền tham gia lao động các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Tuy nhiên, để phù hợp với thể chất, chức năng của người phụ nữ, pháp luật có những quy định hạn chế phụ nữ tham gia lao động trong một số trường hợp.
Điều 113 Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002 và và Điều 13 Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã quy định cụ thể việc bảo vệ sức khoẻ lao động nữ khi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có thể làm ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ hoặc nuôi con. Cụ thể là:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
Trong trường hợp đang sử dụng mà chưa chuyển được họ sang làm công việc khác thì người lao động nữ được giảm bớt ít nhất hai giờ làm việc hàng ngày so với số giờ làm việc đã quy định mà vẫn được trả đủ lương.
2. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 2.604