Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC MÔ HÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG
Ngày cập nhật 19/10/2017

Qua kiểm tra thực tế công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh việc ghi nhận kết quả đạt được, cũng còn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, nhất là hiệu quả của một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp, cách thức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, nhất là việc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đã xã hội hóa một phần công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Qua kiểm tra và thực tiễn cho thấy, Lãnh đạo các cơ quan, địa phương đã có sự quan tâm, coi trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó là điểm ghi nhận rõ nét nhất trong công tác này. Hàng năm, các cơ quan, địa phương ban hành đầy đủ các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình, kế hoạch liên quan, có địa phương ban hành thêm kế hoạch theo quý.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai tích cực, hướng đến nhiều đối tượng. Nếu như ở cấp tỉnh đầu tư cho công tác này thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thì ở cấp huyện và cấp xã, triển khai toàn diện qua hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (cấp huyện) và các ngành chức năng, các thiết chế thông tin ở cơ sở. Đối với hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp, Sở Công thương tổ chức 30 hội nghị, lớp tập huấn với 1.640 lượt người tham dự và triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khác cho doanh nghiệp, công chức, viên chức và người dân. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức 76 đợt phổ biến pháp luật trực tiếp cho 5.983 lượt người các lĩnh vực pháp luật “nóng” như đất đai, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, biển đảo và đầm phá. Ngoài ra, các cơ quan phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến pháp luật sinh động, phục vụ độc giải. Đặc biệt, các Sở đã đầu tư, phát triển Trang thông tin điện tử của cơ quan để cung cấp thông tin cho cán bộ, nhân dân một cách đầy đủ, kịp thời nhất.

Ở cấp huyện, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham gia phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Tổ chức triển khai, tuyên truyền các luật mới; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, phối hợp với cấp cơ sở tuyên truyền pháp luật cho nhân dân; tổ chức Ngày pháp luật. Các phường tập truyên tuyên truyền pháp luật cho nhân dân thông qua các cuộc họp dân, thực hiện các hình thức dân chủ ở cơ sở; loa truyền thanh; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; hòa giải ở cơ sở…

Đặc biệt, kinh phí bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nếu như trước đây đa số các cơ quan, địa phương chưa bố trí kinh phí cho công tác này hoặc bố trí còn hạn chế, thì nay các cơ quan cấp tỉnh chú trọng đầu tư kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật; ở cấp huyện, ngoài kinh phí cho hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các Phòng, ban chức năng còn cân đối nguồn kinh phí cho công tác này; đối với cấp xã thì kinh phí vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, Sở Công thương đã bước đầu huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tiến hành xã hội hóa một phần kinh phí về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong một số lĩnh vực có liên quan như: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sử năng lương lượng điện tiết kiệm và hiệu quả; phổ biến các chế tài xử phạt kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả cho các đối tượng kinh doanh có liên quan; huấn luyện an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh xăng dầu, khí,… Đây là một trong những giải pháp để các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu triển khai sâu rộng hơn vấn đề xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp.

Cần giải pháp đối với một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, vướng mắc, đặc biệt là một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, như: Tổ chức và sinh hoạt các mô hình câu lạc bộ pháp luật bị chồng chéo, khó duy trì; ý thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của một bộ phận cán bộ, người dân chưa cao, nhất là chưa tập trung trong việc tham gia hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật… Ý kiến nhiều nhất là về Tủ sách pháp luật. Trong những năm gần đây, hiệu quả khai thác Tủ sách pháp luật có phần hạn chế. Ở cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức ít khi mượn đọc; ở cấp xã, việc người dân đến Tủ sách pháp luật để mượn đọc hầu như không có. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do cán bộ khai thác tài liệu từ mạng Internet nên ít quan tâm đến tài liệu giấy; sự đầu tư tài liệu cho Tủ sách pháp luật của các cơ quan, địa phương còn hạn chế, thiếu tài liệu nghiên cứu pháp luật chuyên sâu; ở cơ sở, vị trí đặt Tủ sách chủ yếu là tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi mà người dân rất ngại đến… Mặc dù còn những hạn chế trong khai thác, tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng, Tủ sách pháp luật cần được duy trì, phát triển và vấn đề là phải có giải pháp khai thác hiệu quả. Vì rằng, bên cạnh việc khai thác tài liệu từ mạng Internet, thì nhiều người vẫn rất cần đến tài liệu giấy để nghiên cứu chuyên sâu hoặc phục vụ công việc một cách lâu dài.

Họp dân và lồng ghép tuyên truyền thông qua các cuộc họp dân là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp được đánh giá hiệu quả, thiết thực. Thông qua các cuộc họp triển khai nhiệm vụ ở cơ sở hoặc thực hiện các hình thức dân chủ ở cơ sở, đã đưa nội dung pháp luật có liên quan để triển khai, phổ biến cho nhân dân hiệu quả. Phương pháp này giúp đưa pháp luật sớm đi vào cuộc sống. Mặc dù hiệu quả mang lại rất rõ nét nhưng vấn đề hiện nay đang đặt ra với cấp chính quyền cơ sở, đó là việc triệu tập các cuộc họp dân ngày càng khó khăn. Do yêu cầu công việc và các mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển nên việc người dân bố trí thời gian tham gia các cuộc họp bị hạn chế.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra nhanh, đòi hỏi để phát huy hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bên cạnh những mô hình, cách làm truyền thống, cần có thêm sự kết hợp với công nghệ thông tin để đáp ứng kịp với nhu cầu của người dân thuộc mọi tầng lớp, địa bàn.

Những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật như Tủ sách pháp luật, họp dân, loa truyền thanh cơ sở… vẫn là mô hình hiệu quả đối với người dân vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có nhiều điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đối với các vùng có điều kiện phát triển thì những hình thức này bị hạn chế, khó triển khai hơn.

Từ thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là phải có sự kết hợp, ứng dụng công nghệ thông tin trong cách thức triển khai một số hoạt động tại một số địa bàn có điều kiện. Tủ sách pháp luật bên cạnh mô hình Tủ sách truyền thống, cần xây dựng thêm mô hình Tủ sách pháp luật điện tử. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về Tủ sách và tài liệu của Tủ sách qua các Trang thông tin điện tử của cơ quan, địa phương để cán bộ, nhân dân dễ dàng tra cứu, mượn đọc. Mặt khác, cần quan tâm đầu tư tài liệu phù hợp, phong phú cho Tủ sách pháp luật; ở cấp xã, phải có thêm giải pháp về vị trí đặt Tủ sách pháp luật sao cho người dân dễ dàng đến để mượn, đọc, không bị “tâm lý” khi đến cơ quan công quyền, như: Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, xóm, điểm bưu điện văn hóa xã…

Để hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp mang lại hiệu quả cao, kinh nghiệm của các cơ quan, địa phương cho thấy, cần lựa chọn nội dung sát thực, liên quan trực tiếp đến đối tượng tuyên truyền. Nhờ sự đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền sẽ tác động đến ý thức tham gia của các đối tượng vì chính nội dung, vấn đề tuyên truyền đó liên quan trực tiếp công việc, quyền lợi, nghĩa vụ của chính bản thân những người tham gia, buộc họ phải chủ động tìm hiểu để được cung cấp thông tin pháp luật hữu ích.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn. Hệ thống loa truyền thanh của nhiều địa phương bị hư hỏng; Tủ sách pháp luật, nhà sinh hoạt cộng đồng của một số địa phương xuống cấp, không được đầu tư trong nhiều năm… Cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp cần có kỹ năng, kiến thức về xây dựng kinh phí, triển khai các hoạt động; cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng cần được trang bị thêm kỹ năng phổ biến, kiến thức pháp luật; cán bộ làm công tác văn hóa thông tin có thêm kỹ năng viết tin bài về pháp luật. Yêu cầu này đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần quan tâm giải quyết để bảo đảm về nguồn lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Đối với hình thức họp dân, cần có giải pháp trong việc triệu tập để người dân tham gia đầy đủ. Ở các khu vực thành thị, đôi lúc việc gặp người dân để mời họp trở nên khó khăn do họ thường xuyên đi vắng. Do đó, có thể áp dụng công nghệ như gửi thư điện tử, điện thoại, hoặc có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với cơ quan nơi công tác để thực hiện triệt để biện pháp này…

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 2.054