Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế: Không duy trì Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg
Ngày cập nhật 31/12/2019

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành văn bản số 9827/UBND-TTr ngày 24 tháng 12 năm 2019 về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật

Văn bản số số 9827/UBND-TTr nêu rõ: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo (gọi chung là xã đặc biệt khó khăn) và cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân: Thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo quy định tại Chương III (từ Điều 9 đến Điều 13) của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg và mục 2 phần II Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, nhà trường và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp nêu trên: Không duy trì Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sẽ sáp nhập Tủ sách pháp luật thành bộ phận sách, tài liệu pháp luật của Thư viện hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn cấp xã và bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của Tủ sách pháp luật đến hết năm 2020. Từ năm 2021, kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác sách, tài liệu pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động của thiết chế văn hóa - thông tin mà Tủ sách pháp luật được sáp nhập. Việc sáp nhập Tủ sách pháp luật hoàn thành trước ngày 31/12/ 2020. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức lưu giữ, quản lý các sách, tài liệu pháp luật hiện có phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị theo quy định về quản lý tài sản công và hoàn thành trước ngày 31/12/2020; bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của Tủ sách pháp luật đến hết năm 2020; chỉ đạo lựa chọn sách, tài liệu phù hợp, có giá trị để số hóa, cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo phạm vi thẩm quyền quản lý.

Lý do để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định như trên được nêu rõ trong Báo cáo số 357/BC-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp thực hiện rà soát, khảo sát đối với các cơ quan, địa phương không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg  về việc có nên tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ hay không. Trên cơ sở kết quả rà soát, khảo sát; kết quả theo dõi thực tế và kết quả kiểm tra hàng năm về hiệu quả hoạt động, khai thác Tủ sách pháp luật, cho thấy hiệu quả hoạt động, khai thác Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg chưa cao. Thực tế này đã được nêu tại Thông báo số 246/TB-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tại buổi họp nghe báo cáo xây dựng Đề án hợp nhất các thiết chế văn hóa xã (Trung tâm học tập cộng đồng, Thư viện cộng đồng, Tủ sách pháp luật, Nhà Văn hóa cộng đồng, Trung tâm văn hóa thể thao). Theo ý kiến khảo sát, đa số các cơ quan, địa phương đề nghị không duy trì Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ quan, địa phương nêu trên.

Bên cạnh đó, theo quy định của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg, nếu tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật đối với các cơ quan, địa phương nêu trên thì từ năm 2021, sẽ thực hiện xã hội hóa việc quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo hướng tự quản cộng đồng. Như vậy, việc quản lý Tủ sách pháp luật sẽ khó khăn hơn và hiệu quả khai thác không cao. Trong khi đó, nếu không duy trì Tủ sách pháp luật tại các cơ quan, địa phương nêu trên thì sẽ chuyển tài liệu hiện có sang cho các thiết chế văn hóa cơ sở khác để tiếp tục quản lý, khai thác (đối với cấp xã); lưu giữ, quản lý phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị và số hóa, cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia (đối với các cơ quan, đơn vị). Qua đó, sẽ tiếp tục khai thác được giá trị của các tài liệu pháp luật hiện có.

Với các lý do trên; căn cứ Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ , Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định không duy trì Tủ sách pháp luật đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.354.920
Lượt truy cập hiện tại 26.819