Theo đó, việc triển khai thực hiện Đề án 452 trong năm 2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải đạt các mục tiêu cụ thể như sau: 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong tỉnh được phổ biến, bồi dưỡng nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để lồng ghép trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giảng dạy pháp luật trong nhà trường; 80% cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh được phổ biến, nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để vận dụng trong thực thi công vụ; những nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành được phổ biến sâu rộng đến Nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp, giúp Nhân dân hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ về dân sự, chính trị, đồng thời giám sát việc thực hiện những quyền này, phát hiện hành vi vi phạm, qua đó tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Ngoài ra, để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra, Ban Chỉ đạo Đề án se tổ chức các hoạt động như: Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án năm 2018, Kế hoạch sử dụng kinh phí hoạt động của Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án; bồi dưỡng cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về quyền dân sự, chính trị trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cho các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về quyền dân sự, chính trị trong chương trình đào tạo hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức của địa phương; Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và chú trọng các đạo luật do Quốc hội ban hành, phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở; nhân rộng mô hình điểm thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh; biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành; lồng ghép hoạt động của Đề án vào hoạt động tổ chức “Ngày pháp luật” năm 2018, kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại các đơn vị được chọn điểm./.