|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
|
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI LUẬT THÚ Y, LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Ngày cập nhật 01/03/2016
Ngày 24 tháng 02 năm 2016, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Thú y; Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo cho lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Luật Thú y và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Riêng Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có quy định tại khoản 1 Điều 79 (Điều khoản chuyển tiếp) được áp dụng từ thời điểm Luật được công bố (ngày 08/7/2015).
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh nêu rõ: Biển, hải đảo và tài nguyên, môi trường biển, hải đảo luôn là vấn đề rất quan trọng với nước ta. Với chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được ban hành trên tinh thần quán triệt và thể chế hoá chính sách, tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Luật Thú y được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thú y và hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy nguồn lợi quý báu của đất nước từ nguồn động vật, sản phẩm động vật vốn rất phong phú, đa dạng của nước ta. Trên cơ sở thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thú y, Luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần phát triển một nền chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm thúc đẩy xúc tiến thương mại trong giao thương động vật, sản phẩm động vật; đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động thú y và yêu cầu cải cách hành chính.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng đó, Báo cáo viên đến từ các cơ quan chuyên môn là Chi Cục chăn nuôi và thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Chi cục Biển, đảo và đầm phá (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu chi tiết, cụ thể nội dung các văn bản, trong đó chú trọng quy định mới để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới | |
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn... |
| |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.367.186 Lượt truy cập hiện tại 20.323
|
|
|