Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Ngày cập nhật 29/05/2018

Ngày 04/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

 

Nghị định quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Đối tượng áp dụng của Nghị định là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực: Giao thông vận tải; Nhà máy điện, đường dây tải điện; hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang; trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin; hạ tầng thương mại, hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung; nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và ác lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định quy định vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Cụ thể, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc như sau: Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư; đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.

Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (vốn góp của Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án; vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công; vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với dự án BT; vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công) không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Đối với hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT), nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện Dự án khác.

Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Cụ thể, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia (1). Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây: Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT (2).

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp (1), (2) nêu trên của bộ, ngành mình.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây: Dự án nhóm A không thuộc trường hợp quy định tại (2) nêu trên; dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công; dự án nhóm B áp dụng loại hợp đồng BT (3).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp quy định tại (1), (2), (3) nêu trên của địa phương mình.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2018 và thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bãi bỏ các nội dung quy định về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án PPP tại các Điều 10, 17, 19, 24 và 33 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật đầu tư công.

 

Bá Mỹ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.307.429
Lượt truy cập hiện tại 10.701