Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 6.168
Quy hoạch băng tần 3560-4000 Mhz cho Hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT Việt Nam
Ngày cập nhật 28/12/2023

Ngày 23 tháng 11 năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BTTTT về việc quy hoạch băng tần 3560-4000 Mhz cho Hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT Việt Nam. Theo đó, quy hoạch băng tần 3560-4000 MHz để triển khai các hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT1 (sau đây gọi là hệ thống IMT) của Việt Nam được quy định, cụ thể:

Nội dung quy hoạch

1. Băng tần 3560-4000 MHz được sử dụng để triển khai hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng theo tiêu chuẩn IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo.

Băng tần 3560-4000 MHz được phân chia như sau:

a) Băng tần 3600-3980 MHz được phân chia thành 04 khối băng tần theo phương thức truyền dẫn song công phân chia theo thời gian (sau đây gọi là phương thức TDD2) như sau:

Khối C1 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3600 MHz đến 3700 MHz;

Khối C2 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3700 MHz đến 3800 MHz;

Khối C3 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3800 MHz đến 3900 MHz;

Khối C4 có độ rộng 80 MHz, từ tần số 3900 MHz đến 3980 MHz;

b) Các băng tần 3560-3600 MHz và 3980-4000 MHz được sử dụng làm băng tần bảo vệ;

c) Căn cứ vào khả năng xử lý nhiễu có hại cho các đài trái đất thuộc hệ thống cố định qua vệ tinh hoạt động trong băng tần 3400-3560 MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thời điểm đưa khối C1 vào sử dụng.

2. Giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz3 và 3700-3980 MHz (khi chưa đưa khối C1 vào sử dụng) là 180 MHz, trong nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz và 3600-3980 MHz (khi đưa khối C1 vào sử dụng) là 200 MHz.

3. Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần trong băng tần 3600-3980 MHz có trách nhiệm đồng bộ về khung dữ liệu của phương thức TDD và phối hợp với tổ chức khác được cấp giấy phép trong băng tần này để tránh nhiễu có hại.

Điều kiện sử dụng đối với hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz

Hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz phải đáp ứng các điều kiện sử dụng như sau:

1. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài trái đất thuộc hệ thống cố định qua vệ tinh (sau đây gọi là đài trái đất) trong Danh sách quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này: mật độ thông lượng công suất (PFD) của phát xạ từ hệ thống IMT phải đáp ứng quy định tại Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài trái đất có chức năng đo xa, giám sát và điều khiển vệ tinh (sau đây gọi là đài TT&C) và đài trái đất hoạt động trong mạng vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (sau đây gọi là đài HPLES) quy định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Không triển khai thiết bị trạm gốc của hệ thống IMT (sau đây gọi là trạm gốc IMT) sử dụng băng tần 3600-3980 MHz trong cự ly từ 0 km đến 05 km tính từ vị trí đặt ăng-ten của đài TT&C hoặc tính từ vị trí đặt ăng-ten của đài HPLES, trừ trường hợp đặc biệt được đơn vị chủ quản của đài TT&C (nếu trong phạm vi của đài TT&C) hoặc đài HPLES (nếu trong phạm vi của đài HPLES) đánh giá việc sử dụng trạm gốc IMT là an toàn, không gây nhiễu có hại cho đài TT&C, đài HPLES;

b) Mật độ thông lượng công suất (PFD) của phát xạ từ hệ thống IMT phải đáp ứng quy định tại Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Điều kiện để tránh nhiễu có hại cho đài đo độ cao vô tuyến (Radio Altimeter): trạm gốc IMT phải có mức công suất phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) và công suất phát xạ giả trong băng tần 4200-4400 MHz đáp ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều kiện sử dụng đối với các đài trái đất

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất hoạt động trong băng tần 3560-4000 MHz phải chuyển đổi tần số hoạt động ra khỏi băng tần này trước ngày 01 tháng 4 năm 2024, trừ các đài trái đất quy định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất hoạt động trong băng tần 3400-3560 MHz và 4000-4200 MHz có trách nhiệm lắp đặt bộ lọc đáp ứng mức suy hao tối thiểu 60 dB đối với tín hiệu thu trong băng tần 3600-3980 MHz.

3. Danh sách các đài trái đất được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong băng tần 3400-3560 MHz và 4000-4200 MHz được Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật và gửi cho tổ chức sử dụng hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz.

Trách nhiệm phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa hệ thống IMT với các hệ thống khác

Tổ chức sử dụng hệ thống IMT hoạt động trong băng tần 3600-3980 MHz và tổ chức, cá nhân sử dụng đài trái đất trong Danh sách quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này và đài trái đất quy định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này có trách nhiệm phối hợp với nhau để đáp ứng các điều kiện tránh nhiễu có hại theo các quy định tương ứng tại khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2024./.

 


2 Time Division Duplex.

3 Băng tần 2500-2600 MHz được quy hoạch tại Thông tư số 18/2020/TT-BTTTT ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy hoạch băng tần 2300-2400 MHz và băng tần 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày