Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 6.259
Quốc hội thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Ngày cập nhật 26/12/2023

Ngày 24 tháng 11 năm 2023, tại Kỳ họp thứ 6, với 470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 95,14 %), Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

 

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 gồm 06 Chương, 34 Điều và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025Luật này quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chế độ, chính sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Luật quy định rõ: Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.

Mục đích, xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới. Hoàn thiện quy định về nội dung quản lý và xác định phạm vi bảo các vệ công trình quốc phòng và khu quân sự hiện hữu để làm cơ sở tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng chính sách đối với các khu vực bị hạn chế các hoạt động do yêu cầu của công tác bảo vệ, bảo đảm an toàn cho công trình quốc phòng và khu quân sự; thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật nhằm:

- Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về Chiến lược  bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới.

- Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với Hiến pháp 2013Luật Quốc phòng 2018 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; kết hợp hài hòa giữa hoạt động quản lý, bảo vệ với phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước.

- Bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã được thực tiễn kiểm nghiệm thấy phù hợp; đồng thời, bổ sung những nội dung mới để điều chỉnh, giải quyết những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày