Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.307.429
Lượt truy cập hiện tại 10.862
Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
Ngày cập nhật 18/06/2015

Ngày 06 tháng 5 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Theo đó:

1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;

b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:

a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;

b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;

c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Cũng theo Nghị định, Bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước không được mở rộng quy mô và phải có biện pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước.

Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục trong thời hạn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (trường hợp cơ sở hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước nội tỉnh) hoặc do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (trường hợp cơ sở hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia). Trường hợp cơ sở không khắc phục được tình trạng gây ô nhiễm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ hoạt động hoặc di dời.

Đối với các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã nộp hồ sơ phương án cắm mốc hành lang bảo vệ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi./.

Nguyễn Đường
Các tin khác
Xem tin theo ngày