Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.309.607
Lượt truy cập hiện tại 14.576
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NHỎ LẺ
Ngày cập nhật 12/03/2015

Ngày 27 tháng 12 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2015.

Theo quy định của thông tư thì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ gồm:

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

- Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ

   Nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật, đất đai để trồng trọt, canh tác...phải đảm bảo quy định pháp luật

-  Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ

    Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y; Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại.

- Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ

   Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm; sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản

- Đối với cơ sở sản xuất, khai thác muối nhỏ lẻ

    Địa điểm sản xuất, khai thác muối nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, có hệ thống giao thông vận chuyển muối; Có hệ thống kênh bảo đảm việc cấp nước mặn cho sản xuất, tiêu thoát nước mưa và không gây nhiễm mặn môi trường xung quanh; nguồn nước biển và nguồn nước mặn sử dụng để sản xuất muối không bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đối với cơ sở thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản nhỏ lẻ

    Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

2. Phương thức quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

-  Phương thức quản lý

Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thực hiện thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết.

- Tổ chức ký cam kết: Cơ quan được phân công quản lý phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Thời hạn ký cam kết: 3 năm/lần.

- Thực hiện kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hằng năm và kiểm tra đột xuất

- Xử lý cơ sở vi phạm

+ Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần đầu: Cơ quan được phân công quản lý nhắc nhở cơ sở tuân thủ bản cam kết.

+ Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần thứ hai: Cơ quan được phân công quản lý công khai việc cơ sở không thực hiện đúng cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

+ Đối với cơ sở vi phạm cam kết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cơ sở vi phạm cam kết từ lần thứ 3 trở đi: Tùy theo mức độ vi phạm Cơ quan được phân công quản lý kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

Nguyễn Đường
Các tin khác
Xem tin theo ngày