Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.310.771
Lượt truy cập hiện tại 15.146
Điều kiện kinh doanh đường sắt
Ngày cập nhật 10/03/2015

Ngày 13 tháng 02 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015 và thay thế Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

Theo đó, kinh doanh đường sắt bao gồm các loại hình sau đây: Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt; kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt; kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt; kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt; kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường sắt; kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Kinh doanh đường sắt là kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh đường sắt phải có đủ các điều kiện chung sau đây: Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam; có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh; có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, đối với từng loại hình kinh doanh đường sắt cụ thể phải đảm bảo các điều kiện tương ứng khác theo quy định.

Đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, việc kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải được phân định theo nguyên tắc: Kết cấu hạ tầng đường sắt là tài sản thuộc sở hữu nhà nước; việc quản lý, khai thác tài sản này được giao cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Về kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia.

Đối với hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nhất thiết phải phân định giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải. Các công trình, tuyến đường sắt được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT), hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức khác, việc quản lý, khai thác thực hiện theo quy định của hợp đồng./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày