Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.315.724
Lượt truy cập hiện tại 17.665
Những điểm mới của Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế
Ngày cập nhật 04/02/2015

Ngày 13 tháng 6 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015

So với Luật Bảo hiểm y tế 2008, Luật số 46/2014/QH13 đã có một số nội dung mới sau:

Thứ nhất, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT)

- Bổ sung đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng BHYT: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

- Bổ sung đối tượng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng BHYT: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Thứ hai, mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT đối với tất cả thành viên thuộc hộ gia đình.

Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo hợp đồng lao động, theo chế độ của người có công, bảo trợ xã hội, học sinh sinh viên…) phải tham gia BHYT. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Thứ ba, Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghỉ thai sản

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.

Thứ tư, quy định về cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi không cần bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, ngoài tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia bảo hiểm y tế do UBND xã lập.

Thứ năm, thay đổi về mức hỗ trợ

- Mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như: hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ ; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; cựu chiến binh; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; cha đẻ mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo….

Đặc biệt đối tượng đóng BHYT liên tục trên 5 năm, đã thanh toán tiền khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở cũng được hưởng 100% (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến)

- Tăng mức hưởng BHYT của thân nhân người có công cách mạng và người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 80% lên 95%, như: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo

- Mức hỗ trợ cho trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến được quy định như sau: tuyến huyện được hỗ trợ 70%, tuyến tỉnh được hỗ trợ 60%, tuyến trung ương được hỗ trợ 40%.

Thứ sáu, tăng mức phạt Doanh nghiệp trốn đóng BHYT

Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây)

Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế./.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày