Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.315.744
Lượt truy cập hiện tại 17.683
Nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật
Ngày cập nhật 04/02/2015

Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015 và thay thế Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

Nghị định số 113/2014/NĐ-CP gồm 6 chương, 28 điều, tập trung quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức Việt Nam với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật trong khuôn khổ chương trình, dự án hoặc viện trợ phi dự án .

Theo đó, việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải đảm bảo dựa trên 06 nguyên tắc căn bản sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.

3. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

4. Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.

5. Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.

6. Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan./.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày