Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.322.686
Lượt truy cập hiện tại 4.957
Quy định mới về các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi
Ngày cập nhật 22/01/2015

Ngày 01/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/01/2015.

Đối tượng áp dụng Thông tư là các các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa trên lãnh thổ Việt Nam; các cơ quan nhà nước có liên quan.

Theo đó, các bệnh phải kiểm tra định kỳ ở trâu, bò: Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn; ở lợn: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Xoắn khuẩn; ở dê: Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn; ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng và kiểm tra phản ứng tiêm nội bì (đối với bệnh Lao) hoặc lấy mẫu để xét nghiệm mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của từng bệnh. Kiểm tra phản ứng tiêm nội bì và lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trung ương. Số lượng gia súc, gia cầm được lựa chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra phản ứng nội bì.

Tần suất kiểm tra là định kỳ 6 tháng một lần. Các cơ sở đã được công nhận hoặc thuộc vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ và thời gian công nhận vẫn còn hiệu lực thì không phải thực hiện kiểm tra định kỳ đối với bệnh đó. Mẫu kiểm tra phải được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

Trường hợp không phát hiện bệnh: Cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để làm thủ tục đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh được kiểm tra định kỳ.

Trường hợp phát hiện bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định hiện hành đối với từng bệnh. Đối với các bệnh chưa có quy định biện pháp phòng, chống cụ thể: Thực hiện giám sát, theo dõi và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trung ương.   

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày