Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.330.476
Lượt truy cập hiện tại 9.234
Quy định về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 04/11/2014

Ngày 07/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND quy định về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản) của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình. Trưởng phòng pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.

Ở cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.

Ở cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Quy định còn có các nội dung về trách nhiệm của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong việc tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác, hệ thống hóa văn bản và trả lời cơ quan chuyên môn về kết quả rà soát.

Về việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, theo Quy định, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi danh mục văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp làm đầu mối, có trách nhiệm tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để công bố danh mục văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

Về nội dung hệ thống hóa văn bản, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch hệ thống hóa văn bản và tổ chức thực hiện kế hoạch hệ thống hóa. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hệ thống hóa văn bản của của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình theo trình tự, thủ tục hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả hệ thống hóa về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tiến hành kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản và tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, công bố.

Các điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản được quy định tại Chương III, gồm: tổ chức, biên chế; kinh phí thực hiện và cơ sở dữ liệu rà soát, hệ thống hóa văn bản./.

Trương Thị Xuân Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày