Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.331.774
Lượt truy cập hiện tại 9.958
Tìm hiểu một số quy định của Luật đất đai năm 2013 về đất cơ sở tôn giáo
Ngày cập nhật 27/10/2014

Ngày 29 tháng 11 năm 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Luật Đất đai 2013 đã có sự đổi mới khá toàn diện của pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 có một số điều khoản quy định về đất đai liên quan đến tôn giáo:

1. Cơ sở tôn giáo là người sử dụng đất:

Luật đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó có cơ sở tôn giáo, cụ thể: Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tố chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo (khoản 4 Điều 5). Như vậy, theo quy định của Luật đất đai, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những người được sử dụng đất.

2. Đất cơ sở tôn giáo:

Khoản 1 Điều 159 quy định: “Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

Như vậy, đất được gọi là đất cơ sở tôn giáo với điều kiện là đất đó sẽ (đối với đất giao) hoặc đang được sử dụng vào mục đích xây dựng các thánh đường, chùa chiền … và người sử dụng đất đó phải là tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động (hay còn gọi là hoạt động hợp pháp). Nếu tổ chức tôn giáo đó mặc dù tồn tại nhưng không được Nhà nước cho phép hoạt động thì đất của tổ chức tôn giáo đó không được Nhà nước công nhận là đất cơ sở tôn giáo.

Theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 10 thì đất cơ sở tôn giáo sử dụng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp là nhóm đất chủ yếu cho xây dựng các công trình, làm mặt bằng cho xây dựng, không phải là nhóm đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

3. Nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo.

Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 thì nguồn gốc hình thành nên đất cơ sở tôn giáo gồm có:

a) Thông qua việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất (Nhà nước giao đất):

Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 7 Điều 3 “là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.

Cơ sở tôn giáo khi được Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (khoản 5 Điều 54). Tuy nhiên, để giao đất cho cơ sở tôn giáo thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo (khoản 2 điều 159).

Luật Đất đai năm 2013 không quy định hạn mức đất cụ thể cho cơ sở tôn giáo, mà giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xác định mức đất giao cho các cơ sở tôn giáo cho phù hợp.

b) Thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất:

Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định (điểm i khoản 1 Điều 169).

Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: Được Nhà nước cho phép hoạt động; đất không có tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 (khoản 4 Điều 102).

Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định. Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định và có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài. Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân (Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai).

c) Thông qua kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai; quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của TAND; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án:

Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành (điểm l khoản 1 Điều 169).

4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là các cơ sở tôn giáo

a) Quyền của người sử dụng đất là các cơ sở tôn giáo:

Cơ sở tôn giáo có quyền chung của người sử dụng đất, gồm: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 181 và điều 166).

b) Nghĩa vụ của người sử dụng đất là các cơ sở tôn giáo:

Cơ sở tôn giáo có nghĩa vụ chung cho người sử dụng đất, cụ thể: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật; đăng ký quyền sử dụng đất; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất (Điều 181 và Điều 170).

c) Hạn chế:

- Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (khoản 2 Điều 181).

- Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất mà đất đó là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 là không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất./.

Nguyễn Thị Thanh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày