Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.345.276
Lượt truy cập hiện tại 19.898
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng bản quy phạm pháp luật
Ngày cập nhật 23/09/2014

Thực hiện quy định Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, ngày 13/8/2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BTP quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014.

Đây là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ.

Thông tư quy định 3 nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền  của mỗi giới trong nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định; bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đề xuất xây dựng văn bản, cơ quan lập đề nghị Chương trình xây dựng văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản xem xét, phân tích để phát hiện trong lĩnh vực, quan hệ xã hội mà văn bản sẽ điều chỉnh có khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.

Cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện việc rà soát, tổng kết thực tiễn thi hành các chính sách, quy định hiện hành về bình đẳng giới và các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực, quan hệ xã hội do văn bản điều chỉnh. Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng kết thực tiễn thi hành, xem xét, đánh giá nguyên nhân của vấn đề giới.

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề giới, cụ thể như: Trường hợp có vấn đề về bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới do chưa có các quy định của pháp luật để điều chỉnh thì đề xuất bổ sung các chính sách, các quy định đó trong dự thảo văn bản để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới; trường hợp phát hiện vấn đề bất bình đẳng giới từ chính các quy định của pháp luật thì sửa đổi các quy định đó trong dự thảo văn bản để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới; đề xuất áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy để bảo vệ bà mẹ và trẻ em  ...

Xem xét, đánh giá về tính đầy đủ, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản, phân tích các biện pháp, khả năng để bảo đảm thực hiện những mục tiêu đã đề ra, trong đó cần lưu ý đến điều kiện, thời gian, tài chính, nguồn nhân lực, công tác phổ biến, truyền thông, cơ chế đánh giá, giám sát bắt buộc.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; của Văn phòng Chính phủ, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày