Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.351.478
Lượt truy cập hiện tại 24.303
Nội dung trọng tâm phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù
Ngày cập nhật 19/08/2014

Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù, bao gồm: Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo, ngày 08 tháng 8 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND để thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2014.

Tuỳ từng đối tượng cụ thể Kế hoạch nêu rõ nội dung pháp luật, hình thức tuyên truyền và biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm. Trong đó, tập trung vào các quy định pháp luật, như: Pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia; Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); pháp luật đất đai, tài nguyên, khoáng sản; pháp luật về phòng, chống ma túy, những quy định pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân và tính chất của nhóm đối tượng đặc thù.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống; hoạt động thanh niên tình nguyện; qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc triển lãm; tổ chức trao đổi, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề; tổ chức hội diễn văn nghệ; phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật; tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật, chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức đọc sách báo; sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng; xây dựng pano, áp phích, tờ gấp, tờ rơi; cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng việt, tiếng dân tộc, bằng chữ nổi Braille…

Biện pháp thực hiện chủ yếu là lồng ghép vào các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật đang được triển khai có liên quan đến từng nhóm đối tượng đặc thù.

Lê Thị Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày