Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.373.508
Lượt truy cập hiện tại 13.737
Một số điểm mới của Thông tư hướng dẫn về kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
Ngày cập nhật 10/03/2014

Ngày 27 tháng 01 năm 2014, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14). Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 3 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP.

So với Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP, Thông tư liên tịch số 14 có những điểm mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, Thông tư số 14 quy định về nội dung chi và mức chi thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đây là nhiệm vụ mới, chưa có văn bản điều chỉnh về vấn đề kinh phí nên Thông tư là căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trong năm 2014 được kịp thời.
Thứ hai, một số mức chi được nâng cao hơn, như: Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành,... Trong đó, mức chi thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên được quy định chi tiết, phù hợp với trình độ nghiệp vụ của người thực hiện, như: Thù lao báo cáo viên cấp Trung ương, cấp tỉnh áp dụng chế độ thù lao giảng viên quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở mức tối đa là 500.000 đ/buổi; thù lao báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề câu lạc bộ pháp luật mức chi tối đa là 300.000đ/người/buổi.
Thứ ba, Thông tư số 14 bổ sung thêm nội dung chi và mức chi đối với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai thường xuyên trên thực tế, như: Biên soạn tờ gấp pháp luật; tình huống giải đáp pháp luật; câu chuyện pháp luật; tiểu phẩm pháp luật,...
Thứ tư, đối với các trường hợp dẫn chiếu văn bản áp dụng, Thông tư nêu rõ số hiệu văn bản và mức chi áp dụng, như: Hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại cho học viên là các đối tượng đào tạo của các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức hội thảo, tọa đàm; biên soạn, biên dịch tài liệu; thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát,...phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để áp dụng vào thực tiễn, Thông tư số 14 nêu rõ, mức chi quy định tại Thông tư là mức chi tối đa, căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể mức chi của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương. Trường hợp chưa ban hành văn bản quy định cụ thể mức chi thì được áp dụng quy định về mức chi tại Thông tư số 14 để thực hiện.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày