Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.378.407
Lượt truy cập hiện tại 16.824
Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
Ngày cập nhật 15/01/2014

 Ngày 31/10/2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 27/2013/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày  15  tháng   12  năm 2013 và thay thế Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006, Quyết định số 12/2007/QĐ-BCN ngày 06 tháng 3 năm 2007, Thông tư số 11/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.  

 Theo đó, việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện được tiến hành bằng hình thức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của đơn vị điện lực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Thông tư quy định rõ nội dung kiểm tra hoạt động điện lực, bao gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc duy trì các điều kiện hoạt động điện lực theo Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp; kiểm tra chất lượng điện (điện áp, tần số, các tiêu chuẩn chất lượng điện năng khác theo quy định về lưới điện nếu cần thiết); kiểm tra thiết bị đo đếm điện, bao gồm: công tơ điện, đồng hồ đo điện và các thiết bị phụ kiện kèm theo, tính nguyên vẹn của niêm phong hệ thống đo đếm điện năng, biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác; kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện; kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Nội dung kiểm tra sử dụng điện tập trung vào việc kiểm tra điện áp; kiểm tra công suất và hệ số công suất; kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng và các hồ sơ liên quan; kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn điện; kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán điện và các nghĩa vụ khác được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi kiểm tra, biên bản kiểm tra được lập theo mẫu quy định. Trường hợp kiểm tra phát hiện có hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp tạm giữ các tang vật, phương tiện dùng để trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực phải lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thực hiện niêm phong các tang vật, phương tiện đó theo đúng quy định. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để thực hiện ngừng cấp điện. 
Trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập xong biên bản đồng thời sao gửi cho đơn vị điện lực có quyền và nghĩa vụ liên quan biết. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, hồ sơ và các tang vật, phương tiện vi phạm được chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng đã ký giữa bên mua điện và bên bán điện. Các bên phải tiến hành tự thương lượng việc giải quyết tranh chấp trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp. Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi hồ sơ đến Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo đến các bên liên quan về việc tiếp nhận xử lý tranh chấp, yêu cầu các bên liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu; kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết) và xác minh hoàn thiện hồ sơ. Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức họp hòa giải và ra kết luận giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
 
Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày