Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.384.856
Lượt truy cập hiện tại 20.850
Hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Ngày cập nhật 19/11/2013

Để thi hành đúng và thống nhất quy định của Luật tố tụng hành chính,  ngày 15 tháng 10 năm 2013, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013.

Theo đó, đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật Tố tụng hành chính phải được làm theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp đương sự đề nghị là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
Đối với văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho người có quyền kháng nghị theo quy định của Luật Tố tụng hành hành chính phải có các nội dung chính gồm: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết văn bản thông báo; Tên, địa chỉ của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện tình tiết mới; Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc phát hiện tình tiết mới; Nội dung thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về vi phạm pháp luật hoặc phát hiện tình tiết mới trong bản án, quyết định của Tòa án; Tên tài liệu, chứng cứ chứng minh bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Trường hợp người thông báo phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện tình tiết mới là cá nhân thì người đó phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; nếu người thông báo phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện tình tiết mới là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối văn bản thông báo.
Thông tư cũng hướng dẫn một số quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể: Sau khi nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp của Hội đồng thẩm phán tối cao. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội văn bản thông báo về việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định quy định tại khoản 3 Điều 240 Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ án và các đương sự.
 

Ngô Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày