Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Sáng 24 tháng 6 năm 2024, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về cung cấp thông tin cho công...
Ngày 14/8/2024, Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu và trao Kỷ niệm...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.389.578
Lượt truy cập hiện tại 24.538
Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người đi học từ nguồn ngân sách nhà nước
Ngày cập nhật 18/11/2013

Ngày 24 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2013/NĐ-CP quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.

Việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo (sau đây gọi chung là chi phí đào tạo) áp dụng trong trường hợp người học chương trình giáo dục cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam mà không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp.
Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp. Chi phí đào tạo được cấp bao gồm: Học phí, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ quy định.
Các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:
- Trường hợp thứ nhất, người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam) và người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp. Nếu sau khi tốt nghiệp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo.
Trong trường hợp này, người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn.
- Trường hợp thứ hai, người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định sau đây mà tự ý bỏ việc:
+ Người học theo học trình độ cao đẳng, trình độ đại học sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 2 (hai) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.
+ Người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 3 (ba) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.
Trong trường hợp này, Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học. Chi phí bồi hoàn được tính theo công thức:

 

Chi phí bồi hoàn

 

 

 

=

Chi phí đào tạo được cấp

 

 

 

X

 

(Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Thời gian đã làm việc sau khi được điều động)

Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền  

(Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn).
Chậm nhất trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

 

 

 

 

 

 

 

Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày