Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.326.448
Lượt truy cập hiện tại 5.128
Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả
Ngày cập nhật 09/02/2022

Ngày 25 tháng 5 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số  03/2021/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Một trong những điểm mới liên quan đến nội dung quản lý chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP là đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm tổ chức đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Sở Tư pháp có trách nhiệm quản lý và tổ chức đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương. Việc xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công căn cứ vào tiêu chí hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Vậy những tiêu chí nào để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công?

 

Đến nay, Bộ Tư pháp chưa có văn bản quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công hay văn bản hướng dẫn việc đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Tuy nhiên, tại Công văn số 98/CTGPL-TC&QLCL ngày 16/03/2021 của Cục Trợ giúp pháp lý về việc thống kê, cập nhật vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả và Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện nhiều vụ việc tham gia tố tụng thành công hiệu quả, nêu các tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả tại Phụ lục số 01. Bài viết xin giới thiệu nội dung tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả nêu trên để nghiên cứu phục vụ cho công tác triển khai đánh giá  hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công theo Thông tư số 03/2021/TT-BTP.

I. Đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự

1. Khi thực hiện TGPL cho người bị buộc tội, quan điểm của người thực hiện TGPL được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng:

a) Không phạm tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự (Mã số tiêu chí: TC 01);

b) Vụ việc được cơ quan tiến hành tố tụng đình chỉ điều tra, đình chỉ giải quyết mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý (Mã số tiêu chí: TC 02);

c) Được chuyển khung hình phạt, chuyển tội danh theo hướng nhẹ hơn (Mã số tiêu chí: TC 03);

d) Được chuyển từ hình phạt tù có thời hạn sang hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hoặc chuyển sang các hình phạt khác không phải hình phạt tù (Mã số tiêu chí: TC 04);

đ) Người bị buộc tội được tuyên bằng mức án thấp nhất theo đề nghị của Viện Kiểm sát (Mã số tiêu chí: TC 05);

e) Người bị buộc tội được tuyên mức án thấp hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát(Mã số tiêu chí: TC 05a);

g) Không phải bồi thường thiệt hại; hoặc được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện kiểm sát;hoặc được giảm mức bồi thường thiệt hại so với yêu cầu của bị hại/đương sựvà người bị buộc tội có thư cảm ơn đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại); hoặc giúp người bị buộc tội thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị hại/đương sựđược thể hiện tại phiên tòa (Mã số tiêu chí: TC 06).

2. Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố,quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận theo hướng không khởi tố (Mã số tiêu chí: TC 07).

3. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị hại, quan điểm của người thực hiện TGPL được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng:

a) Người bị buộc tội bị chuyển từ hình phạt khác hình phạt tù sang hình phạt tù (Mã số tiêu chí: TC 08);

b) Người bị buộc tội bị chuyển khung hình phạt, chuyển tội danh theo hướng nặng hơn (Mã số tiêu chí: TC 09);

c) Người bị buộc tội bị tuyên bằng mức án cao nhất theo đề nghị của Viện Kiểm sát (Mã số tiêu chí: TC 10);

d) Người bị buộc tội bị tuyên mức án cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát (Mã số tiêu chí: TC 10a);

đ) Được chấp nhận toàn bộ yêu cầumức bồi thường thiệt hại;hoặc được hưởng mức bồi thường thiệt hại cao hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát; hoặc được chấp nhận một phần yêu cầu mức bồi thường thiệt hại của bị hại và bị hại có thư cảm ơn đếntổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát);hoặc giúp bị hại thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với người bị buộc tội được thể hiện tại phiên tòa (Mã số tiêu chí: TC 11).

4. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn mà họ được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại; hoặc được hưởng mức bồi thường cao hơnmức đề nghị của Viện kiểm sát;hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại vànguyên đơn có thư cảm ơn đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý(trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát);hoặc giúp nguyên đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị đơn được thể hiện tại phiên tòa(Mã số tiêu chí: TC 12).

5. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn mà họ được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng: không phải bồi thường thiệt hại;được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện kiểm sát; hoặc được giảm mức bồi thường thiệt hại so với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn có thư cảm ơn đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại); hoặc giúp bị đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với nguyên đơn được thể hiện tại phiên tòa (Mã số tiêu chí: TC 13).

6. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì căn cứ vào người đó liên quan đến người bị buộc tội hay bị hại để áp dụng các tiêu chí tương tự như thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội hay thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị hại đã quy định ở trên(Mã số tiêu chí: TC 14).

7.Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm(Mã số tiêu chí: TC 15).

II. Đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự

Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng, cụ thể như sau:

1. Giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong hòa giải khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên(Mã số tiêu chí: TC 16).

2. Vụ việc được Tòa ánra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sựtheo đề nghị của người thực hiện trợ giúp pháp lý mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý (Mã số tiêu chí: TC 17).

3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn màđạt được toàn bộ yêu cầu khởi kiện; hoặc đạt được yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát; hoặc đạt được một phần yêu cầu khởi kiện và nguyên đơn có thư cảm ơn đếntổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát)(Mã số tiêu chí: TC 18).

4. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn mà họ được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng: bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện;hoặc bác yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát; hoặc bác một phần yêu cầu khởi kiện và bị đơn có thư cảm ơn đếntổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát);hoặc giúp bị đơn được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố hoặc một phần yêu cầu phản tố của bị đơn (Mã số tiêu chí: TC 19).

5. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì căn cứ vào người đó liên quan đến nguyên đơn hay bị đơn để áp dụng các tiêu chí tương tự cho phù hợp(Mã số tiêu chí: TC20).

          6. Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (Mã số tiêu chí: TC 21).

III. Đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính

Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ án hành chính tại bản án, quyết định tố tụng, cụ thể như sau:

1.  Giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong đối thoại và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án(Mã số tiêu chí: TC 22).

2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khởi kiện mà đạt được toàn bộ yêu cầu khởi kiện;hoặc đạt được yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với  đề nghị của Viện kiểm sát; hoặc đạt được một phần yêu cầu khởi kiện và người được trợ giúp pháp lý có thư cảm ơn đếntổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát)(Mã số tiêu chí: TC 23).

3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan đạt được toàn bộ yêu cầu độc lập; hoặcđạt được yêu cầu độc lập nhiều hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát; hoặcđạt được một phần yêu cầuđộc lập vàngười được trợ giúp pháp lý có thư cảm ơn đếntổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (trường hợp không có ý kiến đề nghị của Viện kiểm sát) (Mã số tiêu chí: TC 24).

4. Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (Mã số tiêu chí: TC 25).

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày