Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 2.691
Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý năm 2008
Ngày cập nhật 28/03/2008

Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-BTP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2008, Bộ Tư pháp xác định một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý thực hiện trong năm 2008 như sau:

1. Đối với Cục Trợ giúp pháp lý
  1.1. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý báo cáo lãnh đạo Bộ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý và Quyết định ban hành Quy chế Quỹ Trợ giúp pháp lý; Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức, biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn về tài chính bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; các văn bản quy định về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý,... phấn đấu đến hết quý II năm 2008 về cơ bản hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý.
 1.2. Tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành theo tinh thần Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý. Việc kiểm tra được thực hiện kết hợp với việc triển khai chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đặc biệt khó khăn và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, Dự án "Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009" và các Dự án, Chương trình hỗ trợ từ Quỹ trợ giúp pháp lý, chú ý đến việc triển khai, kiểm tra, đánh giá một số nội dung mới về kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn Trợ giúp viên pháp lý, đánh giá điểm về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại một số vùng, miền đặc thù.
1.3. Thường xuyên cập nhật các vấn đề mới phát sinh, các vướng mắc, khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ, về các vấn đề tổ chức, kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực người thực hiện trợ giúp pháp lý của các địa phương để đưa ra các biện pháp khắc phục, hướng dẫn, xử lý kịp thời bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý ổn định ở các địa bàn trong toàn quốc.
2. Đối với Sở Tư pháp
2.1. Xây dựng kế hoạch, nội dung và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp về tổ chức triển khai thực hiện Đề án kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và thành lập mạng lưới các Chi nhánh của Trung tâm ở địa phương.
2.2. Chú trọng bổ sung cán bộ đủ tiêu chuẩn cho Trung tâm để tạo nguồn bồi dưỡng và cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý; tiếp tục rà soát, củng cố và phát triển mạng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh, bố trí trụ sở, quy định điểm làm việc thuận lợi cho Trung tâm và các Chi nhánh đã được thành lập trên cơ sở Đề án đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và theo quy hoạch mạng lưới Trung tâm và Chi nhánh. Chỉ đạo, hỗ trợ Trung tâm triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về trợ giúp pháp lý nêu tại mục 1.2 Công văn này; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh.
 2.3. Rà soát, kiểm tra, quản lý và thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật; kiến nghị kịp thời với Bộ về giải pháp hỗ trợ tăng cường năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Đối với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
3.1. Tham mưu đề xuất với Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được nêu tại mục 2.1 và 2.2 Công văn này; có các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý và kiểm tra, giám sát về hoạt động này đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý.
 3.2. Đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt chú trọng hoạt động cử Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý. Duy trì thường xuyên các hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu có người tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý.
3.3. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý hướng về cơ sở thông qua việc tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động; cử Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và tổ chức sinh hoạt pháp luật chuyên đề. Căn cứ vào nguồn lực, khả năng đáp ứng cụ thể của Trung tâm chủ động tham gia trong các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc mà cấp ủy, chính quyền và xã hội quan tâm (như chuẩn bị cho công tác giải tỏa, đền bù, xét đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng,...), đồng thời, tích cực hỗ trợ các hoạt động của ngành tại cơ sở.
Đề nghị Sở Tư pháp chỉ đạo các đơn vị cơ sở, tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý để đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2008. Trung tâm trợ giúp pháp lý các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch triển khai phù hợp và báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng, cuối năm về Cục Trợ giúp pháp lý, đồng thời tổng hợp vào báo cáo chung của Sở Tư pháp gửi về Bộ Tư pháp./.
(Bộ Tư pháp)
Xem tin theo ngày