|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới | |
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn... |
| |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị... |
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.461.457 Lượt truy cập hiện tại 17.482
|
|
|
Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 Ngày cập nhật 22/03/2013 Ngày 09/3/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch số 30/KH-UBND về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2013. Mục đích của việc kiểm tra văn bản nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật; kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Văn bản thuộc đối tượng tự kiểm tra gồm: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành.
Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra gồm: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế ban hành; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế ban hành.
Nội dung kiểm tra gồm: Căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung; Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật; Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Việc kiểm tra thực hiện theo phương thức: Kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản gửi đến; Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản) hoặc theo ngành, lĩnh vực.
Trương Thị Xuân Hải Các tin khác
|
|
|