Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.383.745
Lượt truy cập hiện tại 1.923
Các nội dung thực hiện Đề án “tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp ...
Ngày cập nhật 28/05/2018

Ngày 19 tháng 4  năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 80/KH- UBND thực hiện Đề án “tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 – 2021” năm 2018.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra các nội dung nhằm triển khai Đề án năm 2018 một cách hiệu quả như sau:

- Xây dựng, ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện Đề án.

-Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý, giáo dục, cải tạo theo quy định của pháp luật: Nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc; nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặt xá; nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

-Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định chung về phổ biến, giáo dục cho các đối tượng đặc thù; những quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng với phạm nhân, trại viên, học sinh; các văn bản pháp luật quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Lựa chọn, áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, trong đó cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật, các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu thiết yếu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.

- Tổ chức thí điểm áp dụng mô hình điểm tại các đơn vị, cơ sở, địa phương còn nhiều khó khắn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.

- Cấp phát tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc; tài liệu để phổ biến cho người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả người được đặt xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, tài liệu về kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về tâm lý, giáo dục, sư phạm, dạy nghề,...;biên soạn, cấp phát và cho đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử những tài liệu hỏi đáp, tình huống pháp luật, cẩm nang, tờ rơi, tờ gấp có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các đối tượng thuộc Đề án.

- Xây dựng, duy trì các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

-Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả.

- Các sở, ngành và các địa phương tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoiaf nước tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn, hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật..., theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện, của từng cơ sở, địa phương

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày