Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.327.966
Lượt truy cập hiện tại 5.924
Việc áp dụng quy định đấu thầu lựa chọn tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
Ngày cập nhật 26/11/2024

Luật Đất đai năm 2024 được ban hành đã có những quy định tháo gỡ các bất cập trước đó liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất. Một trong những điểm mới của nội dung này là lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện phiên đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Bước đầu triển khai quy định này trên thực tế cho thấy còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, cần được hướng dẫn.

 

Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, cụ thể là Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất không quy định lựa chọn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, việc lựa chọn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện hiện theo Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024). Theo đó, tại khoản 7 Điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định: “Việc lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trình tự thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 229 Luật Đất đai và Luật Đấu giá tài sản”.

Theo Luật Đấu thầu năm 2023 (khoản 1 Điều 20) thì có các hình thức lựa chọn nhà thầu: 1. Đấu thầu rộng rãi; 2. Đấu thầu hạn chế; 3. Chỉ định thầu; 4. Chào hàng cạnh tranh; 5. Mua sắm trực tiếp; 6. Tự thực hiện; 7. Tham gia thực hiện của cộng đồng; 8. Đàm phán giá; 9. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Nhìn chung hiện nay, người có tài sản áp dụng các hình thức đấu thầu sau đây để lựa chọn tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất: Đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, cụ thể:

Điều 21 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định về đấu thầu rộng rãi:

“1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Trường hợp không đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do không thực hiện đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi”.

Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định chỉ định thầu được áp dụng trong 12 nhóm trường hợp, trong đó có trường hợp quy định tại điểm m khoản 1: “m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng”. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định: “Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật”.

Điều 24 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; 2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; 3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt; 4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 nêu trên.

Trong ba hình thức đấu thầu nêu trên, phổ biến nhất, đa số thực hiện theo hình thức đấu thầu chào hàng cạnh tranh vì lựa chọn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là “Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản” theo khoản 1 Điều 24 Luật Đấu thầu năm 2023. Hình thức đấu thầu thứ hai là chỉ định thầu trong trường hợp “Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng” theo điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 và “gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng” theo khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023. Lựa chọn thứ ba là hình thức đầu thầu rộng rãi vì không thuộc các trường hợp đấu thầu khác.

Việc lựa chọn một trong ba hình thức đấu thầu nêu trên của người có tài sản xuất phát từ việc xác định dịch vụ đấu giá tài sản là dịch vụ tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn, cụ thể: Khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định: “Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; tư vấn đấu thầu; tư vấn thẩm tra, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn quản lý dự án; tư vấn thu xếp tài chính; kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác”. Khoản 5 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định: “Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm thu chạy thử, chụp ảnh vệ tinh; in ấn; vệ sinh; truyền thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng và hoạt động dịch vụ khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 4 Điều này”. Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể để thực thi quy định tại khoản 7 Điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP. Do vậy, trên thực tế, còn có ý kiến khác nhau về việc “dịch vụ đấu giá tài sản” được xác định là dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn. Trong khi việc xác định “dịch vụ tư vấn” hay “phi tư vấn” có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Luật Đấu thầu năm 2023. 

Từ thực tiễn nêu trên, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần quy định, hướng dẫn cụ thể “dịch vụ đấu giá tài sản” là “dịch vụ tư vấn” hay “dịch vụ phi tư vấn” để áp dụng pháp luật thống nhất và đúng quy định./.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày