Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.334.974
Lượt truy cập hiện tại 11.040
Trao đổi về chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân
Ngày cập nhật 04/04/2024

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý vi phạm hành chính) quy định mang tính nguyên tắc “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. Việc xác định “có hành vi vi phạm hành chính” có ý nghĩa quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính, một trong những yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính là chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.

 

Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Nhìn chung, hành vi vi phạm hành chính có các yếu tố cấu thành bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Những dấu hiệu này được nêu cụ thể trong các văn bản pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính. Khái quát chung, các yếu tố cấu thành thể hiện:

- Mặt khách quan của vi phạm hành chính: Hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính. Trong đó, yếu tố bắt buộc phải có là hành vi vi phạm hành chính.

- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính: Lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm. Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là yếu tố lỗi của chủ thể có hành vi phạm. Lỗi có thể lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Khách thể của vi phạm hành chính: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

- Chủ thể của vi phạm hành chính: tổ chức, cá nhân.

Theo giải thích tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính về khái niệm “Vi phạm hành chính” như trên, chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức. Đối với cá nhân, không quy định là cá nhân có độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính và có năng lực trách nhiệm hành chính. Điều này dẫn đến hai cách hiểu:

Cách hiểu thứ nhất: chủ thể là cá nhân phải là cá nhân trong độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính và có năng lực trách nhiệm hành chính. Khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.

Cách hiểu thứ hai: Từ nội dung giải thích khái niệm “Vi phạm hành chính” tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cấu thành vi phạm hành chính về mặt chủ thể là cá nhân thì chỉ cần là cá nhân có hành vi vi phạm hành chính là đảm bảo yếu tố cấu thành chủ thể, không cần xem xét cá nhân đó có trong độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính và có năng lực trách nhiệm hành chính hay không. Các căn cứ khác để xem xét như sau:

Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về “Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính”. Trong đó, đối với cá nhân là “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”. Như vậy, Điều 5 của Luật quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, không quy định về đối tượng vi phạm hành chính. Nói cách khác, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong độ tuổi này phải chịu trách nhiệm hành chính, nghĩa là cấu thành trách nhiệm hành chính; nếu ngoài độ tuổi quy định tại Điều 5 nêu trên thì không phải chịu trách nhiệm hành chính, không bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù hành vi đã cấu thành vi phạm hành chính.

Tương ứng với ý nghĩa phân tích tại Điều 5  Luật Xử lý vi phạm hành chính như trên, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm trường hợp “Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”. Qua Điều luật này cho thấy, yếu tố độ tuổi và năng lực hành vi vi phạm hành chính không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành vi vi phạm hành chính, mà cấu thành trách nhiệm hành chính, nếu thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định thì không bị xử phạt.

 Tương tự, Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có “Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này”, nghĩa là có trường hợp “Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”.

Vậy, tại sao trong xử phạt vi phạm hành chính lại không đặt ra yêu cầu về năng lực trách nhiệm hành chính, độ tuổi trong cấu thành vi phạm hành chính? Xét quy định pháp luật về hình sự, khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu khái niệm tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.Điều 21 Bộ luật Hình sự  năm 2015 quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, cấu thành tội phạm đặt ra yêu cầu về cá nhân phải là “người có năng lực trách nhiệm hình sự”. Cần hiểu rằng, mục đích của xử lý hình sự là nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Do đó, khi chủ thể là cá nhân không có năng lực trách nhiệm hình sự thì mục đích trừng phạt và giao dục đối với người phạm tội không đạt được.

Đối với xử phạt vi phạm hành chính, phải bảo đảm mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Như vậy, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính ngoài việc xử lý nghiêm minh, răng đe, giáo dục người có hành vi vi phạm, còn hướng đến phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Do đó, trong cấu hành hành vi vi phạm hành chính thì đặt ra vấn đề năng lực trách nhiệm hành chính và độ tuổi.

 Từ vấn đề phân tích ở trên, về mặt lý luận cần làm rõ để bảo đảm cho thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính./. 

Các tin khác
Xem tin theo ngày