Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.358.619
Lượt truy cập hiện tại 29.651
Cần thiết xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Ngày cập nhật 26/12/2023

Sau hơn 6 năm thi hành trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại đã dẫn đến những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trong lĩnh vực báo chí, cần phải hoàn thiện quy định pháp luật để điều chỉnh, quản lý kịp thời, phù hợp; một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí…

 

Mục tiêu xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về báo chí, đặc biệt là định hướng của Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và quy định của Hiến pháp năm 2013.

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, luật hoá những vấn đề đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm; rà soát, xác định rõ những nội dung, phạm vi vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Việc xây dựng dự án Luật cần bám sát các quan điểm đó là: Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung chính sách phải nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; phát huy tối đa những mặt tích cực, khắc phục tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động báo chí; phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí.

Đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; cơ chế thực thi bảo đảm không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bảo đảm tính khả thi của các quy định, tạo điều kiện để báo chí phát triển phù hợp với xu hướng phát triển trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý báo chí.

7 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật

Cũng theo cơ quan chủ trì xây dựng, đề nghị xây dựng Luật đã nêu rõ 7 chính sách. Cụ thể gồm, chính sách 1: Phát triển mô hình tập đoàn báo chí. Mục tiêu của chính sách là  hình thành được các cơ quan báo chí lớn, có đủ nguồn lực, để đóng vai trò dẫn dắt, làm trụ cột định hướng thông tin.

Chính sách 2: Hoàn thiện các quy định về phạm vi thông tin của cơ quan báo chí góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động báo chí và đảm bảo thực hiện theo tôn chỉ, mục đích.

Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định để tạp chí khoa học phát triển lành mạnh, đúng tính chất. Mục tiêu của chính sách là tạo ra một môi trường tốt cho tạp chí khoa học lành mạnh, nghiêm túc phát triển; Tạp chí khoa học không bị biến tướng thành báo và tạp chí thông thường. Đồng thời, khắc phục tình trạng “tư nhân hóa” báo chí như chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Chính sách 4: Quy định về việc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí. 

Mục tiêu của chính sách nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động báo chí, thông qua việc cơ quan quản lý có công cụ để xử lý trường hợp cơ quan báo chí không đủ điều kiện hoạt động và có hành vi sai trái; ngăn ngừa khả năng báo chí bị rơi vào tình trạng “tư nhân hóa”. Bảo vệ xã hội khỏi những ảnh hưởng gây ra bởi những cơ quan báo chí không đủ điều kiện hoạt động và những phóng viên, nhà báo thuộc những cơ quan báo chí này.

Chính sách 5: Bổ sung điều kiện cấp thẻ nhà báo nhằm nâng cao chất lượng người làm báo. Mục tiêu của chính sách nhằm thúc đẩy môi trường báo chí minh bạch, chuyên nghiệp, nhân văn và nâng cao uy tín của ngành báo chí.

Chính sách 6: Hoàn thiện quy định đối với hoạt động nhập khẩu báo in.

Chính sách 7: Xuất khẩu nội dung báo nói, báo hình. Mục tiêu của chính sách là thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm báo nói, báo hình, góp phần tích cực vào việc quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài và gìn giữ sợi dây kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoài và tổ quốc một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đề nghị xây dựng Luật còn đề cập đến việc hoàn thiện một số quy định để khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực thi như: Khái niệm báo, tạp chí; Bổ sung các quy định điều chỉnh hoạt động của cơ quan báo chí trên môi trường số; Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương; Quy định về tác nghiệp báo chí của những người hoạt động báo chí mà chưa được cấp thẻ nhà báo; Quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú…

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày