Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.364.208
Lượt truy cập hiện tại 2.778
Một số góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp
Ngày cập nhật 13/10/2023

Trước nhu cầu giám định trong một số lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành tư pháp, nhất là về đấu giá tài sản, xử phạt vi phạm hành chính, chứng thực, thi hành án dân sự... bắt đầu phát sinh và có xu hướng ngày càng tăng trong giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp. Dự thảo Thông tư quy định về phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp; quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; quy trình giám định, tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp; hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Thông tư được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ở các lĩnh vực chuyên môn của ngành tư pháp; bảo đảm việc thực hiện giám định trong ngành tư pháp được thực hiện thống nhất, kịp thời và có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng. Để góp phần hoàn thiện dự thảo Thông tư, một số nội dung dự thảo nên sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

1. Điều 3 dự thảo quy định: “Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là việc giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, bao gồm:

1. Giám định tư pháp về đấu giá tài sản, công chứng, chứng thực.

2. Giám định tư pháp về xử phạt vi phạm hành chính.

3. Giám định tư pháp về thi hành án dân sự.

4. Giám định tư pháp về nội dung chuyên môn khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư phápvà Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật”.

Xét về lĩnh vực giám định được liệt kê là đấu giá tài sản, công chứng, chứng thực, xử phạt vi phạm hành chính thì ở cấp tỉnh Sở Tư pháp cũng có quản lý nhà nước. Tại khoản 3 Điều 19 Luật Giám định tư pháp năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định. Như vậy, các lĩnh vực giám định tư pháp được liệt kê tại dự thảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp. Do đó, tại đoạn đầu tiên của Điều 3 quy định chung “Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là việc giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp” là không phủ hợp; và nội dung này cũng mâu thuẫn vơí khoản 4 của Điều 3 với liệt kê “Giám định tư pháp về nội dung chuyên môn khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật”.

Do đó, đề nghị xem xét điều chỉnh nội dung tại Điều 3 dự thảo theo hướng: “Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là việc giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, bao gồm:

1. Giám định tư pháp về đấu giá tài sản, công chứng, chứng thực.

2. Giám định tư pháp về xử phạt vi phạm hành chính.

3. Giám định tư pháp về thi hành án dân sự.

4. Giám định tư pháp về nội dung chuyên môn khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật”.

2. Dự thảo đã đưa vào nội dung phù hợp với thực tiễn, đó là tiêu chuẩn cử người thực hiện giám định tại Điều 4 dự thảo “Tiêu chuẩn bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp; công nhận người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; cử người thực hiện giám định”. Trong các lĩnh vực giám định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp, có những lĩnh vực được xã hội hóa như công chứng, đấu giá,... Để thực hiện giám định, có những trường hợp phải mời người có chuyên môn, kinh nghiệm ngoài cơ quan, đơn vị Nhà nước. Do đó, tại khỏan 2 dự thảo nên bổ sung thêm từ “mời” đối với người hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp ngoài việc “cử người thực hiện giám định là công chức, viên chức công tác tại cơ quan, đơn vị trong ngành tư pháp”, cụ thể: “Trường hợp việc cần giám định chưa có giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc được công nhận thì có thể lựa chọn, cử người thực hiện giám định là công chức, viên chức công tác tại cơ quan, đơn vị trong ngành tư pháp hoặc mời người hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp có đủ các tiêu chuẩn sau:...”

3. Điều 7 dự thảo quy định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, phải có Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp (có xác nhận của cấp có thẩm quyền); Phiếu lý lịch tư pháp đối với người không phải là công chức, viên chức. Trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết; thực hiện liên thông các cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin giữa các cơ quan, ngành, địa phương, đối với công chức, viên chức, cơ quan quản lý nhà nước đã có và lưu trữ đầy đủ thông tin, do đó, kiến nghị không yêu cầu phải nộp thêm Sơ yếu lý lịch đối với công chức, viên chức.

4. Điều 5 dự thảo quy định về bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp; công nhận người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, trong đó tại khoản 4 quy định về điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, cụ thể: Trong trường hợp người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoặc công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được điều động hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác có cùng chuyên môn nghiệp vụ thì không miễn nhiệm hoặc huỷ bỏ việc công nhận mà chỉ thực hiện việc điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương nơi người đó rời đi và chuyển đến cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp cấp lại thẻ giám định viên tư pháp do có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ, phải thực hiện việc điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương.

Điều 9 dự thảo quy định về hủy bỏ công nhận và đăng tải, điều chỉnh danh sách người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, tại khoản 4 Điều này quy định về Điều chỉnh danh sách khi có sự thay đổi về thông tin liên quan đến tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp.

Để đảm bảo bố cụ được thống nhất, nên điều chỉnh khoản 4 Điều 5 dự thảo thành nội dung quy định tại khoản 4 Điều 9 dự thảo./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày