Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.378.654
Lượt truy cập hiện tại 1.261
Số lượng người yêu cầu công chứng và phiếu yêu cầu công chứng
Ngày cập nhật 20/04/2023

1. Có bao nhiêu người yêu cầu công chứng trong một hợp đồng, giao dịch dân sự?

Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định chung về người yêu cầu công chứng tại khoản 3 Điều 2, khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 mà không nêu rõ ai là người yêu cầu công chứng trong một giao dịch dân sự.

Luật Công chứng năm 2014 quy định các nội dung liên quan đến người yêu cầu công chứng, cụ thể:

- Đối với công chứng viên: (i) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng (Điều 4); (ii) nghiêm cấm: tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác, sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng, nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan (khoản 1 Điều 7); (iii) có nghĩa vụ: tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng, giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 17).

- Đối với tổ chức hành nghề công chứng: phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng (Điều 38).

- Về trình tự thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch (Điều 40, Điều 41) quy định hồ sơ và trình tự thực hiện gắn liền với người yêu cầu công chứng. Đồng thời, bắt buộc người yêu cầu công chứng phải ký, điểm chỉ (nếu có) vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên (Điều 48).

- Ngoài ra, liên quan đến các quyền và trách nhiệm khác của người yêu cầu công chứng, như: nộp phí công chứng (Điều 66), thù lao công chứng (Điều 67), chi phí khác (Điều 68), quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (Điều 52), xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng (Điều 75), giải quyết tranh chấp (Điều 76)...

Từ những quy định viện dẫn như trên, việc xác định người yêu cầu công chứng trong một hợp đồng, giao dịch phải là các bên tham vào hợp đồng, giao dịch.

2. Phiếu yêu cầu công chứng

 Theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 thì hồ sơ công chứng phải có phiếu yêu cầu công chứng. Phiếu yêu cầu công chứng có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Luật Công chứng không quy định ai là người lập phiếu yêu cầu công chứng và cũng không quy định mẫu phiếu yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, xét về thực tế thì phiếu yêu cầu công chứng phải do người yêu cầu công chứng lập. Phiếu này phải được người yêu cầu công chứng tự viết tay để thể hiện rõ ràng ý chí, năng lực và mục đích của bản thân đối với nội dung yêu cầu công chứng.

Vậy trên phiếu yêu cầu công chứng phải thể hiện thông tin của bao nhiêu người yêu cầu công chứng? Luật Công chứng và các văn bản liên quan không nêu rõ và thông thường trên thực tế tại các tổ chức hành nghề công chứng, hồ sơ thể hiện chỉ có một người yêu cầu công chứng đứng tên và ký tên trên Phiếu yêu cầu công chứng. Theo quan điểm tác giả, căn cứ vào các quy định liên quan đến người yêu cầu công chứng, phiếu yêu cầu công chứng phải thể hiện thông tin của tất cả những người yêu cầu công chứng.

3. Kiến nghị hoàn thiện

Từ những phân tích như treen, kiến nghị hoàn thiện quy định nêu trên theo hướng nêu rõ người yêu cầu công chứng là các bên trong giao dịch dân sự; phiếu yêu cầu công chứng phải ghi đầy đủ thông tin của tất cả người yêu cầu công chứng./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày