Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.401.560
Lượt truy cập hiện tại 14.658
Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng, ngoại tệ?
Ngày cập nhật 13/03/2023

Việc thanh toán trong giao dịch dân sự và sử dụng phương tiện thanh toán là một trong những nội dung thỏa thuận quan trọng. Trường hợp các bên muốn thỏa thuận thanh toán bằng vàng hoặc đồng tiền của các quốc gia khác thì có được pháp luật có cho phép không? Bài viết phân tích các quy định pháp luật liên quan để làm rõ vấn đề trên.

 

1. Ngoại hối

a) Khái niệm ngoại hối

Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 (sau đây viết tắt là Pháp lệnh ngoại hối) không đưa ra khái nhiệm về ngoại hối mà liệt kê các loại ngoại hối tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh, gồm:

+ Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

+ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

+ Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

+ Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

b) Hạn chế sử dụng ngoại hối

- Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối thì trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 16/2015/TT-NHNN) quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, như: tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối; người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định,....

c) Được sử dụng ngoại tệ trong giao dịch vãng lai

Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai (khoản 5 Điều 4, Điều 6, Điều 10 Pháp lệnh ngoại hối).

d) Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ 

Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản (Điều 9 Pháp lệnh ngoại hối).

2. Vàng

Điều 19 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng, trong đó có hành vi “Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”.

Trường hợp sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán thì có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo) theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 143/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Như vậy, pháp luật quy định hạn chế việc sử dụng ngoại hối, bao gồm ngoại tệ và nghiêm cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Do đó, các hợp đồng, giao dịch dân sự của pháp nhân, cá nhân không được sử dụng ngoại tệ, vàng để thanh toán./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày