Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.422.593
Lượt truy cập hiện tại 30.267
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ngày cập nhật 27/02/2023

Tại Chương X dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm 03 mục: hồ sơ địa chính; đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liến với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. So với Luật Đất đai năm 2013, nội dung này được quy định tại Chương 7, gồm 2 mục là đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liến với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (không có mục hồ sơ địa chính). Một số nội dung góp ý đối với chương này tại dự thảo Luật Đất đai như sau:

 

- Tại Luật Đất đai năm 2013, hồ sơ địa chính được quy định tại tại Điều 96 và giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số. Dự thảo Luật quy định nội dung này thành một mục riêng với 03 điều (từ Điều 129 đến Điều 131). Trong đó, giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, việc khai thác sử dụng và kiểm tra giám sát đối với hồ sơ địa chính. So với Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật không đề cập đến nội dung chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số, khẳng định việc chuyển đổi này đã hoàn tất. Đồng thời, dự thảo cũng bỏ khâu “chính lý” hồ sơ địa chính và thay bằng “cập nhật” hồ sơ địa chính. Thực tế cho thấy, quá trình quản lý đất đai có thể có những sai sót về thông tin hoặc thông tin chưa chính xác,cần được chỉnh lý để đảm bảo tính chính xác, thống nhất. Do đó, kiến nghị, các quy định tại Điều 130 (nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính) và Điều 131 (trách nhiệm lập, cập nhật, khai thác hồ sơ địa chính) dự thảo Luật Đất đai bổ sung thêm nội dung “chỉnh lý” hồ sơ địa chính, bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện đối với những vụ việc phát sinh trên thực tế.

- Điều 132 dự thảo Luật về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định “4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất phải đăng ký giá đất theo quy định của Chính phủ”. Trong bối cảnh thực hiện chủ trương giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết thì việc quy định thêm một thủ tục “đăng ký giá đất” khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất có thật sự cần thiết và mục đích để làm gì? Trong khi đó, đã có các cơ sở, cung cụ để xây dựng giá đất, hoặc cơ quan nhà nước có thể thu thập thông tin liên quan đến giá đất giao dịch bằng các phương pháp khác thi người dân thực hiện thủ tục hành chính đất đai. Do đó, kiến nghị xem xét lại quy định yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất phải đăng ký giá đất.

- Điều 133 dự thảo Luật về đăng ký lần đầu quy định “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, tổ chức thực hiện đăng ký lần đầu cho các trường hợp chưa đăng ký”. Đây là chủ trương cần thiết nhằm hoàn thành việc đăng ký đất đai, không chỉ bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà bảo đảm các quyền của người dân. Tuy nhiên, việc tổ chức đăng ký lần đầu cho các trường hợp chưa đăng ký có nhiều vấn đề vướng mắc phức tạp, cần sự hướng dẫn thống nhất và sự chỉ đạo quyết liệt của cấp có thẩm quyền. Do đó, kiến nghị bổ sung thêm nội dung giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc rà soát, tổ chức thực hiện đăng ký lần đầu cho các trường hợp chưa đăng ký để triển khai thống nhất trên cả nước.

- Khoản 5 Điều 143 dự thảo Luật về nguyên tắc, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định “5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Việc ghi tên các thành viên hộ gia đình trên Giấy chứng nhận giúp khắc phục tình trạng vướng mắc trong xác định thành viên hộ gia đình hiện nay khi xác lập, thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên,  nếu việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật thì có thể xảy ra tình trạng bỏ sót thành viên, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp đất đai. Vì vậy, cần giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các căn cứ để xác định thành viên hộ gia đình.

- Điều 144 dự thảo Luật về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là quy định mới của dự thảo Luật. Theo đó, quy định về 05 trường hợp đất không được cấp Giấy chứng nhận. Trong đó, có trường hợp “Đất đã được đăng ký vào sổ địa chính nhưng đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện”, quy định này nhằm bảo đảm quyền của người sử dụng đất trước thực trạng “quy hoạch treo”. Ngoài ra, đề nghị bổ sung thêm các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận tương ứng với điều kiện được thực hiện các quyền của người sử dụng đất, quy định về việc công nhận quyền sử dụng đất và thu hồi Giấy chứng nhận, cụ thể: đất đang có tranh chấp; quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời theo quy định của pháp luật; đất không trong thời hạn sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 137 Luật này (“3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 137 thì được Nhà nước ghi nhận là người đang sử dụng đất tại thời điểm đăng ký, được tạm thời quản lý đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ”); các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận tại khoản 2 Điều 146 Luật này.

- Bổ sung quy định về huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Luật Đất đai (sửa đổi) để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng khi Luật đã quy định các trường hợp đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (Điều 106 Luật Đất đai năm 2013; Điều 146 dự thảo Luật Đất đai). Hiện nay, tại khoản 7 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 quy định về việc huỷ Giấy chứng nhận đã cấp đối với các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày