Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.480.981
Lượt truy cập hiện tại 30.500
Những “khoảng trống” trong công tác quản lý nhà nước về luật sư
Ngày cập nhật 03/01/2023

Theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (sau đây viết tắt là Luật Luật sư) và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian từ khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đến khi luật sư hành nghề, có những khoảng thời gian “trống”, thiếu sự quản lý, nắm bắt thông tin liên quan để đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước

1. Các chứng chỉ, giấy tờ để hành nghề luật sư

Để hành nghề luật sư, phải qua các giai đoạn và được cấp chứng chỉ, giấy tờ như sau:

Đầu tiên, chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp

Đề được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, có 02 nhóm là người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

(i) Đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư.

(ii) Đối với người được miễn tập sự hành nghề luật sư, có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong các trường hợp theo quy định tại Điều 18 Luật Luật sư. Trong đó, có trường hợp: không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

Thứ hai, Thẻ luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư. Sau khi có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư. Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn, được đổi khi luật sư chuyển Đoàn luật sư hoặc khi bị mất, hỏng.

Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục sau khi được cấp Thẻ luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.

Thứ ba, đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp

Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

(1) Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Luật Luật sư không quy định trực tiếp về việc đăng ký hành nghề đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư. Tuy nhiên quy định gián tiếp đối với trường hợp luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư thông qua đăng ký hoạt động của tổ hành nghề luật sư.Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. Trong hồ sơ đăng ký hoạt động có Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật. Trường hợp có sự thay đổi danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

(2) Hành nghề với tư cách cá nhân.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bảo sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

2. Những bất cập trong quản lý nhà nước

- Với quy định đăng ký hành nghề và thông báo về việc đăng ký hành nghề luật sư giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư, giúp cho cơ quan nhà nước quản lý được việc luật sư đã hành nghề hay chưa và luật sư hành nghề ở đâu. Tuy nhiên, đối với luật sư hành nghề theo hình thức làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư thì chưa có quy định nhằm quản lý thông tin liên quan đến hành nghề của luật sư. Đây là “điểm trống” trong công tác quản lý nhà nước đối với việc có hành nghề hay không đối với nhóm đối tượng này. Để khắc phục, kiến nghị phải quy định tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký tại Sở Tư pháp về luật sư làm việc theo hợp đồng tại tổ chức mình.

- Trong thời gian từ khi được cấp chứng chỉ hành nghề đến khi hành nghề, có những “khoảng trống” như sau:

+ Sau khi cấp chỉ chỉ hành nghề thì người được cấp chứng chỉ có thể kéo dài thời gian đến 02 năm mới gia nhập một Đoàn luật sư và sau thời gian này mà vẫn không gia nhập một Đoàn luật sư thì bị xem xét thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong khi đó, không có quy định về việc Bộ Tư pháp thông báo với Sở Tư pháp về việc có Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Vậy khoảng thời gian “trống” này, cơ quan nào sẽ quản lý để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ nếu người này không gia nhập một Đoàn luật sư?

+ Sau khi được cấp thẻ luật sư, luật sư không hành nghề trong thời hạn ba năm; hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.

Vấn đề đặt ra, nếu luật sư hành nghề theo hình thức hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư thì cơ quan nhà nước và cả Đoàn Luật sư không nắm bắt được vì Luật Luật sư không quy định ghi nhận luật sư hành nghề theo hình thức hợp đồng lao động vào danh sách luật sư trong giấy đăng ký hoạt động của tổ hành nghề luật sư.

 Từ bất cập trên, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định để quản lý những “khoảng trống” này về thời gian hành nghề của luật sư./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày