Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 27 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật TNHH MTV Công Khánh...
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.532.023
Lượt truy cập hiện tại 9.690
Hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: Một số bất cập và kiến nghị khắc phục
Ngày cập nhật 27/09/2022

Khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm: (1) Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; (2) Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả; (3) Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản; (4) Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp; (5) Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố; (6) Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

 

Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp  hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản nhằm cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên, bảo đám tỉnh thống nhất trong thực hiện các tiêu chí này trên cả nước. Thông tư được ban hành với mục tiêu khắc phục tình trạng người có tài sản đưa ra tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản một cách “chủ quan”, thiếu minh bạch, không trực tiếp liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà hướng đến tổ chức đấu giá đã được lựa chọn trước, “sân sau”, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản, thông đồng giữa người có tài sản và tổ chức đấu giá tài sản, tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát tài sản bán đấu giá (nhất là hiện nay hầu hết tài sản bán đấu giá là tài sản công trong đó 90% là quyền sử dụng đất).

Kể từ khi Thông tư số 02/2022/TT-BTP có hiệu lực thi hành (ngày 25/3/2022), đã phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản của các chủ tài sản thống nhất, đúng quy định, lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản thật sự có năng lực, phù hợp để tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó, Thông tư số 02/2022/TT-BTP cũng bộc lộ bất cập như sau:

Tại Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-BTP quy định tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này. Đồng thời tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 02/2022/TT-BTP quy định người có tài sản đấu giá căn cứ thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức đấu giá tài sản chấm điểm theo tất cả các tiêu chí. Như vậy, tổ chức đấu giá tài sản tự kê khai, lập hồ sơ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đăng ký tham gia lựa chọn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, có trường hợp có thể “lách” đối với một số tiêu chí, như:

- Tại phần III Phụ lục Bảng tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức đấu giá tài sản về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản, nội dung thứ 2 là “Trong năm trước liền kề đã tổ chức đấu giá thành các cuộc đấu giá cùng loại tài sản với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá có mức chênh lệch trung bình giữa giá trúng đấu giá so với giá khởi điểm (Tổ chức đấu giá tài sản liệt kê tất cả các cuộc đấu giá tài sản đã thực hiện. Người có tài sản không yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao hợp đồng)” với điểm số: Dưới 20% (bao gồm trường hợp không có chênh lệch) là 10 điểm; từ 20% đến dưới 40% là 12 điểm; từ 40% đến dưới 70% là 14 điểm; từ 70% đến dưới 100% là 16 điểm; từ 100% trở lên là 18 điểm.

Thực tế một số tổ chức đấu giá tài sản đã không liệt kê đầy đủ các cuộc đấu giá thành đối với tài sản dự kiến đưa ra đấu giá, mà lựa chọn một số cuộc đấu giá thành có kết quả mức chênh lệch so với giá khởi điểm cao để có điểm số trung bình giữa giá trúng đấu giá so với giá khởi điểm đạt cao.

 - Nội dung thứ 4 trong tiêu chí năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản là số lượng đấu giá viên của tổ chức đấu giá tài sản. Theo đó, có 01 đấu giá viên là 1 điểm, từ 02 đến dưới 05 đấu giá viên là 2 điểm, từ 05 đấu giá viên trở lên là 3 điểm. Thực tế, có những tổ chức đấu giá tài sản có đấu giá viên đã thôi hành nghề nhưng khi tổ chức đấu giá lập hồ sơ tham gia lựa chọn thì vẫn kê khai và phô tô thẻ đấu giá viên kèm theo. Điều này có bất cập từ quy định của Luật Đấu giá tài sản khi quy định thẻ đấu giá viên bị thu hồi khi người đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá (khoản 3 Điều 14) và Điều 16 quy định các trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trong đó không có trường hợp đấu giá viên thay đổi nơi hành nghề của đấu giá viên.

- Nội dung thứ 4 trong tiêu chí năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản là đội ngũ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động: Dưới 03 nhân viên (bao gồm trường hợp không có nhân viên nào) là 2 điểm, từ 03 nhân viên trở lên là 3 điểm. Để đạt điểm cao, có tổ chức lập hợp đồng lao động với người lao động mang tính hình thức.

Từ một số bất cập như trên, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền một số vấn đề như sau:

Một là, Thông tư số 02/2022/TT-BTP mới ban hành, nhiều đối tượng liên quan (chủ tài sản, tổ chức đấu giá tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác) chưa biết, chưa hiểu rõ quy định số 02/2022/TT-BTP. Vì vậy cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nội dung Thông tư này bằng nhiều biện pháp, hình thức phù hợp.

Hai là, có những cán bộ, công chức tham mưu việc chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản nhưng lại chưa có kỹ năng trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ, dẫn đến những thiếu sót. Do đó, cần tập huấn chuyên sâu kỹ năng chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cho đội ngũ cán bộ, công chức liên quan.

 Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan có tài sản và cơ quan chức năng quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, cụ thể ở địa phương là Sở Tư pháp trong việc cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản để phục vụ cho việc chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BTP.

Bốn là, Thông tư quy định tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin (khoản 3 Điều 2). Hậu quả đó được nêu tại khoản 6 Điều 5 và khoản 7 Điều 6 như sau: Trường hợp có cơ sở xác định tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đấu giá tài sản đó. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp đã bị từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ  hoặc đã bị hủy bỏ kết quả lựa chọn thì tổ chức đấu giá tài sản đó bị trừ 70% tổng số điểm.

Tuy nhiên, các quy định trên chỉ mới dừng ở mức hậu quả trực tiếp trong việc tham  gia lựa chọn tổ chức đấu giá mà chưa xác định trách nhiệm pháp lý với hành vi không trung thực của tổ chức đấu giá tài sản.

Năm là, quy định trách nhiệm liên đới của chủ tài sản để nâng cao tính trách nhiệm của chủ tài sản trong việc chấm điểm, xem xét hồ sơ trong việc lưạ chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Sáu là, rà soát, hoàn thiện các quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTP và Luật Đấu giá tài sản để đảm bảo tổ chức thực hiện được chặt chẽ khi chấm điểm các tiêu chí./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày