|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn... |
| |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị... |
| |
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.327.425 Lượt truy cập hiện tại 5.755
|
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ bị phân biệt đối xử vì giới chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức nào? Ngày cập nhật 04/11/2024
Tình huống 25: Chị Phạm Thu Anh là cán bộ phụ nữ xã D. Chị được biết hiện nay việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang được nhà nước chú trọng do trình độ dân trí cũng như điều kiện, cơ hội, khả năng tiếp cận kiến thức pháp luật của chị em còn khá hạn chế. Đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân của việc đối xử bất bình đẳng giới. Chị Anh muốn biết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ bị phân biệt đối xử vì giới chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Trả lời:
Điều 23 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định:
Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.
Các tin khác
|
|
|
|
|