Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.216.036
Lượt truy cập hiện tại 14.322
Tiêu chuẩn cơ quan Nhà nước được bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ
Ngày cập nhật 26/02/2013

Qua liên hệ công tác với các cơ quan Nhà nước, anh Hồng nhận thấy trụ sở một số cơ quan như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh có bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ. Anh đề nghị cho biết, tại sao các trụ sở cơ quan này được bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ trong khi trụ sở nhiều cơ quan Nhà nước khác thì không? Tiêu chuẩn nào để được bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ?

Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 4 Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học -kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan quy định điều kiện xác định mục tiêu như sau:
Mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Loại mục tiêu
a) Trụ sở một số cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương và cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trụ sở Đại sứ quán, cơ quan Lãnh sự các nước, cơ quan Đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam;
c) Nơi chứa đựng, lưu giữ tài liệu, tài sản, hiện vật có giá trị đặc biệt quan trọng của Nhà nước;
d) Nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Nơi thu, phát sóng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
e) Mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an quản lý;
g) Mục tiêu quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Quy mô, tính chất mục tiêu
a) Mục tiêu phải có trụ sở độc lập, riêng biệt;
b) Mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt, cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 37/2009/NĐ-CP, mục tiêu quan trọng do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ có thể được thay đổi, bổ sung hàng năm trên cơ sở rà soát, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 37/2009/NĐ-CP công bố Phụ lục danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ. Theo phụ lục này, có 30 mục tiêu quan trọng được lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ, trong đó bao gồm cả Trụ sở Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Phát thanh, Đài Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày