Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.350.255
Lượt truy cập hiện tại 23.406
Thay đổi người giám hộ cho người chưa thành niên
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Bà Nguyễn Thị T năm nay đã 73 tuổi, chồng của bà mất cách đây 2 năm, Bà Nguyễn Thị T có 2 người con trai đều đã lập gia đình. Ba năm trước, vợ chồng người con thứ 2 của bà T bị bệnh đã qua đời và để lại 1 cháu trai năm nay 10 tuổi. Khi bố mẹ cháu chết đã để lại cho cháu một khối tài sản tương đối lớn, cháu còn nhỏ tuổi nên bà T đứng ra nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và quản lý khối tài sản đó. Nay bà T tuổi đã cao, sức yếu, không thể chăm sóc cho cháu, còn cháu thì vẫn còn nhỏ. Vì vậy, bà T muốn để cháu cho vợ chồng người con cả của bà T chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tài sản cho tới khi cháu đến tuổi thành niên có được hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Cháu bà năm nay mới 10 tuổi nên theo qui định tại Khoản 2, 3 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 thì cháu bé thuộc trường hợp phải có người giám hộ. Do cháu đã mất cả cha lẫn mẹ, lại không có anh, chị ruột nên theo Khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 nên bà T là người giám hộ đương nhiên của cháu.
Theo qui định tại Khoản 1 Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2005 người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 60 của Bộ luật dân sự năm 2005;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Căn cứ quy định nêu trên, hiện nay do tuổi cao, sức yếu, không thể chăm sóc cho cháu được nên bà T có quyền yêu cầu thay đổi người giám hộ cho cháu. Tuy nhiên, trường hợp này bà T không nói gì về ông, bà ngoại của cháu, nên sẽ có 2 trường hợp để tư vấn cho bà, cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất: Ông, bà ngoại của cháu bé vẫn còn và có đủ điều kiện để làm người giám hộ cho cháu (quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005) thì ông, bà ngoại của cháu bé sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của cháu (quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005).
Trường hợp thứ hai: Ông, bà ngoại của cháu không còn hoặc còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho cháu (quy định tại Điều 64 Bộ luật dân sự năm 2005) thì người bác của cháu (tức con trai cả của bà) mới có thể đứng ra làm người giám hộ cho cháu nếu người bác đáp ứng đủ điều kiện của người giám hộ theo Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày